0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Tin tức dịch thuật

Điều gì làm nên một phiên dịch viên tuyệt vời (P1)

Một phiên dịch viên giỏi cần có những khả năng như thế nào?

(more…)

Vai trò của ghi chú với các kỹ năng phiên dịch đuổi

Nếu bạn là một người phiên dịch ở mảng phiên dịch đuổi, điều đó có nghĩa là bạn đã có trình độ phù hợp ở cả ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích, kiến thức về các chủ đề được phát ngôn, trí nhớ tốt và các kỹ năng ngôn ngữ quan trọng, như nghe, hiểu, nói và ngữ pháp.

(more…)

Năm nguyên tắc đào tạo phiên dịch viên (P3)

(Tiếp theo phần 2)

Tôi sẽ đề cập đến một số kỹ thuật được sử dụng trong các lớp học của tôi với mục tiêu phát triển các kỹ năng mà tôi cho là cần thiết cho mọi phiên dịch viên. Tuy nhiên, trước khi chúng ta chuyển sang những kỹ thuật này, cần làm rõ một số định nghĩa, bao gồm trực giác, sự chú ý, sự tập trung, bán cầu não trội và ưu tiên lắng nghe.

Một số nhà tâm lý học người Nga (xem Granovskaya Rada và cộng sự, 1991) coi trực giác là một tương tác đồng thời giữa bán cầu não trái và phải của não bộ. Khi “trực giác” được kích hoạt, một “cây cầu” được thiết lập để đảm bảo trao đổi thông tin giữa hai “phòng lưu trữ” khác nhau, hay hai bán cầu não khác nhau. Mỗi “phòng” có chứa một thông tin cá biệt. “Cầu nối” giữ một vị trí cần thiết để hai bán cầu có thể hoạt động đồng thời. Một cơ chế tương tự khác cũng cần cho phiên dịch là phiên dịch viên phải có khả năng “chuyển đổi” giữa các “phòng lưu trữ ngôn ngữ” mà ở đó tập trung các ngôn ngữ L1, L2, L3. Vị trí chính xác của mỗi phòng này không quan trọng, điều quan trọng là khả năng xây dựng thành công “cầu nối” giữa chúng càng nhanh càng tốt.

Con người có thể được chia thành 3 nhóm với 3 quy mô khác nhau: đa số chúng ta thuận tay phải, một số ít hơn thuận tay trái, và một số còn ít hơn nữa là những người thuận cả hai tay. Tại sao điều này lại liên quan đến phiên dịch? Mỗi bán cầu phản ứng với một số “nhiệm vụ” cụ thể của hoạt động con người: phân tích, tổng hợp, phát biểu, phối hợp, cảm xúc vv Vì vậy, trong điều kiện chung, việc chúng ta thuận tay trái hay tay phải sẽ là căn cứ để chia chúng ta ra thành “nhà phân tích” hay “nhà sáng tạo”; nói cách khác, chúng ta có thể thuộc nhóm “nhà toán học” và “nhà thơ” hoặc “giám đốc điều hành” và “nghệ sĩ”. Với mục đích thực hành đào tạo phiên dịch thuần túy, việc biết chính xác vị trí vùng phát ngôn trong hai bán cầu não của chúng ta không quá quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là khả năng điều khiển cả hai bán cầu phối hợp các chức năng hoạt động của chúng gần như cùng lúc, bằng cách xây dựng một “cầu nối”. Thực tế hoạt động này đóng vai trò quan trọng hơn với phiên dịch song song so với phiên dịch đuổi vì yếu tố thời gian.

Đó là một trong những yếu tố khác cũng quan trọng không kém mà chúng ta có thể quan sát và xác định khi kiểm tra khả năng của các phiên dịch viên tương lai khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp tương lai của họ ở cấp độ não bộ thuần túy mà không cần bất kỳ sự can thiệp ngôn ngữ nào. Vì vậy một số bài kiểm tra KHÔNG dùng lời đã được thiết lập và điều chỉnh cho mục đích này.

Tôi muốn tập trung vào tính chất không dùng lời của các bài kiểm tra này vì nó chứng minh khả năng của một người trong thực hiện một dạng hoạt động não nhất định mà nhìn chung là tương tự như quá trình nhận thức diễn ra trong đầu chúng ta khi dịch thuật (chủ yếu là dịch song song).

(còn tiếp)

 

Năm nguyên tắc đào tạo phiên dịch viên (P2)

Trong phần 1, bài viết đã đưa ra một số nguyên tắc giảng dạy và đào tạo phiên dịch viên. Phần 2 này tiếp tục đưa ra các nguyên tắc còn lại.

(more…)

Năm nguyên tắc đào tạo phiên dịch viên (P1)

(Bài viết của Peter Kornakov về vấn đề đào tạo phiên dịch viên đăng trên tạp chí META magazine, Canada, 2000)

Stephen B. Pearl, một phiên dịch viên nổi tiếng từng chỉ trích một số phương thức truyền thống hiện đang tồn tại trong thử nghiệm và “đào tạo” phiên dịch viên trong bài viết “Lacuna, huyền thoại và khẩu hiệu trong đào tạo phiên dịch song song”. Những lập luận ông đưa ra rất thú vị, và tôi cảm thấy biết ơn ông vì đã can đảm lên tiếng về một vấn đề quan trọng như vậy. Nhưng đồng thời, những chỉ trích của ông cũng thiếu một yếu tố rất quan trọng, khiến chúng mang tính phá hoại hơn là xây dựng: ông không đưa ra bất cứ chương trình hay chỉ dẫn đào tạo tích cực nào. Thỉnh thoảng Pearl cũng mở ra các hội thảo, nơi ông chia sẻ cách tiếp cận của mình với việc đào tạo phiên dịch viên, nhưng rõ ràng đây không phải là trường hợp được nêu ra trong bài viết của ông.

Dưới đây là một số kết luận và ý kiến của cá nhân tôi, bao gồm những yếu tố không thể thiếu trong các phương pháp đào tạo mà tôi sử dụng để dạy dỗ các phiên dịch viên.

Một trong những thiếu sót đầu tiên được nhận thấy là việc thiếu các phiên dịch viên kinh nghiệm đóng vai trò người hướng dẫn (Pearl 1995: 162, 181). Có một số lý do cơ bản cho vấn đề này: cũng như những vận động viên giỏi, ngay bản thân những phiên dịch viên chuyên nghiệp cũng không thể phân tích và không nhận biết được thói quen làm việc của họ, tức là không phải mọi phiên dịch viên giỏi (hay vận động viên giỏi) đều thành công khi trở thành người hướng dẫn. Thứ hai, việc đi phiên dịch song song rõ ràng là mang lại lợi ích tài chính nhiều hơn so với giảng dạy về phiên dịch. (Pearl 1995: 181)

Trong sự nghiệp chuyên nghiệp của tôi, thậm chí cả trong thời gian học đại học, tôi đã tìm được cách để kết hợp cả giảng dạy và thực hành phiên dịch. Tôi đã nghiên cứu và sau đó giảng dạy ngôn ngữ ở trình độ giáo dục bậc cao, cũng như làm phiên dịch viên chuyên nghiệp (dịch Nga-Tây Ban Nha ở Nga và Cuba trong gần 4 năm). Hơn nữa, ngay cả khi vẫn còn là sinh viên, tôi đã được đào tạo chuyên sâu để dạy tiếng Nga như một ngôn ngữ thứ hai, và tôi cũng đã được đào tạo tốt về kỹ năng phiên dịch (Nga-Tây Ban Nha – Nga), giúp tôi làm việc thành công ở cả hai lĩnh vực sau khi tốt nghiệp.

Tất cả kinh nghiệm làm việc cá nhân của tôi (với vai trò giáo viên tiếng Nga và phiên dịch) đã đưa đến cho tôi ý tưởng thiết kế một dạng “khóa học lý tưởng” cho các phiên dịch viên tương lai có thể áp dụng hay thích ứng một phần hoặc toàn phần với chương trình đào tạo đại học và điều kiện thiết bị hiện có.

Khóa học thử nghiệm đầu tiên đã được thử nghiệm thành công tại Đại học bang St-Petersburg, Nga dưới dạng tùy chọn thêm cho các sinh viên nước ngoài đang học tiếng Nga (khóa 1992-94, nhóm trình độ tiên tiến), sau đó là ở Đại học Glasgow, Scotland (năm 1996, sinh viên phiên dịch tiếng Anh-Tây Ban Nha năm thứ ba hoặc thứ tư) và cuối cùng là ở Đại học Bradford, Anh (1997/98, thạc sỹ phiên dịch Anh-Nga và Anh- Tây Ban Nha). .

Như một kết quả của công tác thực tiễn, cuốn sách “Ngữ pháp của phiên dịch/Sổ tay làm việc của phiên dịch viên” đã được chuẩn bị và một bài viết trên nhật báo Lý thuyết và Thực hành Phiên dịch và Phương pháp giảng dạy đã được đăng trên tạp chí “Rusistica” (1996); ở đó, tôi đã giải thích cách tiếp cận của mình để giải quyết các vấn đề chính.

Có một số nguyên tắc cơ bản mà tôi tuân theo trong thực tế công việc giảng dạy.

Nguyên tắc đầu tiên là:

Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ bài tập huấn luyện mới nào, hãy giải thích cho sinh viên giá trị tiềm năng hoặc đưa ra các lý do ngôn ngữ tâm lý học và chuyên ngành, cũng như giải thích cách bài tập này có thể được các phiên dịch viên sử dụng hay điều chỉnh trong các tình huống về sau.

Ví dụ: một bài tự luyện tập để tăng cường hoặc đạt được sự tập trung và chú ý toàn phần cũng như giúp cả hai bán cầu não làm việc đồng bộ. Bài tập này có thể được áp dụng mọi lúc mọi nơi.

Cách tập luyện đơn giản nhất là đi dọc bất cứ con phố nào, cố gắng nhắc lại mọi con số và chữ cái trên các biển số xe đỗ trên phố (theo hai hướng xuôi và ngược).

Cấp độ khó tiếp theo: làm công tác tương tự và dịch đồng thời hoặc chuyển biển số từ ngôn ngữ thứ nhất (L1) sang ngôn ngữ thứ hai (L2).

Cấp độ khó tiếp theo: làm công tác tương tự, dịch đồng thời biển số sang ngôn ngữ L2 và đếm số xe theo màu sắc bằng ngôn ngữ L1 hoặc L2 (ví dụ: 5 xe đỏ, 7 xe trắng, v…v…)

Cấp độ khó cuối cùng: làm công tác tương tự, dịch đồng thời biển số sang ngôn ngữ L2 và đếm số xe theo màu sắc bằng cả hai ngôn ngữ (ví dụ: 5 xe đỏ – five reds, 7 xe trắng – 7 whites…)

Nguyên tắc thứ hai là:

Tăng cường sự tự tin của các sinh viên, đặc biệt là trong các tình huống cần bộ nhớ của họ. Điều này hết sức cần thiết bởi hầu hết các sinh viên đều phàn nàn về việc họ không thể ghi nhớ các thông tin mới hay giữ lại các thông tin quan trọng trong bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn của mình.

Ví dụ: một bài tập sử dụng các dữ liệu thú vị hay hài hước được dùng để chứng minh cho các sinh viên thấy rằng họ có thể ghi nhớ những thông tin phức tạp nếu chúng quan trọng hay gây hứng thú với họ. Ở đây tôi sẽ giải thích cách bộ nhớ của chúng ta hoạt động và giải quyết các thông tin quan trong và không quan trọng mà chúng ta sẽ ghi nhớ.

Bài tập này được gọi là “Rất thú vị”, bao gồm những đoạn văn bản ngắn chứa những con số, ngày tháng hay gạch đầu dòng thú vị. Ví dụ: “The American fast-food chain Macdonald’s, appeared for the first time in 1955, but it had no tables or chairs until 1966.” (Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Macdonald’s, xuất hiện lần đầu năm 1955, nhưng không có bàn ghế tới tận năm 1966). Phần luyện tập này có thể được thực hiện bằng cả hai ngôn ngữ hoặc thay đổi giữa hai ngôn ngữ một khi sự tự tin của sinh viên đã tăng lên. Bài tập được sử dụng thuần túy để rèn luyện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.

(còn tiếp)