0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

ĐỊNH NGHĨA: PHÂN BIỆT PHIÊN DỊCH VÀ BIÊN DỊCH

ĐỊNH NGHĨA: PHÂN BIỆT PHIÊN DỊCH VÀ BIÊN DỊCH

Có rất nhiều người thường sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ “biên dịch” và “phiên dịch”, nhưng trên thực tế, chúng lại là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một danh sách tóm tắt các thuật ngữ kèm theo định nghĩa trong ngành biên-phiên dịch để giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa hai từ này.

Biên dịch là việc chuyển đổi tài liệu dạng văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Biên dịch viên thường làm việc một mình hoặc với một người liên hệ chính.

Sản phẩm của phiên dịch là lời nói – đó là một đoạn đối thoại bằng lời từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Phiên dịch viên làm việc trực tiếp với khách hàng, đôi khi qua điện thoại hoặc các phương tiện khác. Quá trình phiên dịch có thể được thực hiện theo hai cách: đồng thời hoặc liên tiếp.

Phiên dịch đồng thời/song song/cabin thường được thực hiện tại tòa án, tại các buổi hội thảo, hội nghị. . Mặc dù loại hình phiên dịch này có thể tiết kiệm được thời gian, song sản phẩm của quá trình phiên dịch loại này thường có độ chính xác thấp nhất.

Phiên dịch nối tiếp thường được thực hiện trong các trường hợp yêu cầu độ chính xác cao trong việc truyền tải thông điệp. Trong phiên dịch nối tiếp, có 4 loại hình khác nhau:

  • Biên/phiên dịch nhìn văn bản. Được thực hiện khi thông dịch viên đọc một văn bản bằng ngôn ngữ khác; về cơ bản, họ đang dịch văn bản bằng lời từ những gì họ đọc được. Chúng ta vẫn có thể gọi hình thức thông dịch này là “biên dịch” mặc dù sản phẩm được tạo ra là lời nói, bởi tài liệu gốc vẫn là ở dạng viết.
  • Phiên dịch tiếp sức, hay còn gọi là Phiên dịch gián tiếp, là khi quá trình phiên dịch có liên quan tới nhiều ngôn ngữ (nhiều hơn 2), và bao gồm ít nhất 2 phiên dịch viên. Ví dụ, trong một phòng có người nói tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc và Hindi, khi người nói tiếng Hàn Quốc phát biểu, phiên dịch viên sẽ dịch thông điệp của họ sang tiếng Anh, sau đó những phiên dịch viên khác sẽ dịch thông điệp một lần nữa sang hai thứ tiếng còn lại (tiếng Trung và tiếng Hindi). Phiên dịch tiếp sức thường tốn nhiều thời gian hơn, vì thông điệp được chuyển sang hai ngôn ngữ khác nhau, ngoài ra khả năng thông điệp bị bỏ sót, bổ sung hoặc biến đổi là rất cao.
  • Phiên dịch tóm tắt là khi diễn giả nói một vài câu và phiên dịch viên tóm tắt lại nội dung vừa diễn thuyết bằng một ngôn ngữ khác. Nhược điểm của hình thức này là người quyết định chi tiết nào là quan trọng và không quan trọng trong thông điệp lại là phiên dịch viên chứ không phải diễn giả. Vì lẽ đó, những thông tin quan trọng có thể bị bỏ sót trong quá trình truyền đạt thông điệp.
  • Phiên dịch từ xadiễn ra khi diễn giả và phiên dịch viên không ở trong cùng một phòng, mà thay vào đó, họ sử dụng các phương tiện khác như điện thoại hay video để liên lạc.

Nguồn:
Chương trình đào tạo Thông dịch viên Liên Văn hóa Heartland ngày 10/1/2011


DỊCH TIẾNG sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch thuật công chứng nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Trung, Nhật, Đức, Hàn và nhiều ngôn ngữ khác) chất lượng cao với giá cạnh tranh. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline +84 934 425 988. Tham khảo thêm thông tin tại website: http://www.dichthuattieng.com/



Để lại bình luận