0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Những loại từ cần cẩn trọng khi dịch thuật

Những loại từ cần cẩn trọng khi dịch thuật

Những người quen thuộc với hai hay nhiều ngôn ngữ đều từng nhận thấy có những từ trong ngôn ngữ này phát âm rất giống những từ trong ngôn ngữ khác. Trong một số trường hợp, cùng một từ được sử dụng trong cả hai ngôn ngữ, và rõ ràng là từ đó được mượn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia.  Dưới đây là một vài dạng từ mà dịch giả cần cẩn trọng khi dịch thuật:

  1. Từ cùng gốc (Cognate): Những từ cùng gốc có ở khắp mọi nơi, nhất là khi một ngôn ngữ gốc phân nhánh ra thành nhiều ngôn ngữ khác nhau.  Những từ tiếng Latin là gốc cho từ ngữ trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý.  Ví dụ, từ Latin “activus” là gốc của từ “active” trong tiếng Anh, “actif” trong tiếng Pháp, “activo” trong tiếng Tây Ban Nha và “attivo” trong tiếng Ý.  Những từ này phát âm khá giống nhau, nhưng vẫn có những khác biệt nhỏ về cách viết, và dịch giả cần chú ý điểm này để có bản dịch đúng.
  2. Từ dịch sao phỏng (Calque):Những từ dịch sao phỏng hết sức thú vị, vì chúng được tạo ra khi một từ trong ngôn ngữ này được dịch nghĩa đen sang một ngôn ngữ khác.  Ví dụ, từ tiếng Anh “skyscraper” (chọc trời) trở thành “gratte-ciel” trong tiếng Pháp, với “gratter” có nghĩa là “cạo” (scrape) và “ciel” có nghĩa là bầu trời (sky).  Phương pháp tạo từ này cũng có trong các ngôn ngữ khác.  Trong tiếng Đức, từ “skyscraper” là “Wolkenkratzer” nghĩa là “cloud-scraper” (chọc mây) ; tiếng Bồ Đào Nha là “arranha-céu”( bầu trời bị xước) ; tiếng Tây Ban Nha là “rascacielos” (bầu trời bị xước).  Những từ dịch sao phỏng có thể gây nhầm lẫn vì chúng giống như những từ gốc mà từ đó chúng phái sinh. Một số ví dụ vui về từ sao phỏng bao gồm “carte mère” trong tiếng Pháp, là bản dịch nghĩa đen của từ tiếng Anh “motherboard” (bảng mạch chính)  Trong tác phẩm The Hobbit, tác giả J.R.R. Tolkien đặt tên cho nơi ở của nhân vật Bilbo Baggins là “Bag End,” dịch nghĩa đen của từ tiếng Pháp cul-de-sac (ngõ cụt).
  1. Từ mượn:“Từ mượn” có lẽ là cách gọi sai, bởi những từ này được mượn từ ngôn ngữ khác, nhưng không bao giờ được trả lại (!)  Một số ví dụ thường gặp là “Le bodybuilding” trong tiếng Pháp – mượn từ tiếng Anh, hay “déja vu” trong tiếng Anh – mượn từ tiếng Pháp.  Một dịch giả nên sử dụng từ vay mượn khi thích hợp, nhưng cần tránh việc tạo ra từ mới vì rất có thể từ đó không đúng. Đôi khi, các từ mượn hành trình từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ khác rồi lại về ngôn ngữ gốc. Quá trình này được gọi là mượn lại.  Ví dụ, từ tiếng Anh “beef” (thịt bò) xuất phát từ tiếng Pháp “beouf” và lại quay về với tiếng Pháp dưới dạng”bifteck” (bít tết).
  1. Từ đồng âm khác nghĩa: Mọi dịch giả đều cần cảnh giác trước những từ đồng âm khác nghĩa, tức là những từ phát âm giống nhau giữa các ngôn ngữ, nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau.  Ví dụ, từ tiếng Đức “hund” có nghĩa là “con chó” (dog) trong tiếng Anh. Tuy nhiên, từ tiếng Anh “hound” phát âm rất giống “hund” lại có nghĩa là “chó săn”  Trong một số trường hợp, sự khác biệt này có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.  Ví dụ, từ “preservativ” trong tiếng Nga không có nghĩa là”giữ gìn” (preserves) hoặc “chất bảo quản” (preservatives), mà là “tránh thai” (contraceptives) (!)   Dịch giả cần rất cẩn thận để không dùng sai từ.

DỊCH TIẾNG là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Số đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichthuattieng.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.



Để lại bình luận