1/ Phiên dịch là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau xét từ góc độ chuyên môn, nhưng trong cách hiểu chung nhất thì phiên dịch là công việc chuyển tải nội dung thông tin, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng nói. Ngôn ngữ cần dịch được gọi là ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ cần được dịch đến là ngôn ngữ đích và người dịch được gọi chung là phiên dịch viên.
Như vậy, phiên dịch viên là cầu nối giúp những người nói các thứ tiếng khác nhau có thể giao tiếp thông suốt. và nếu quan niệm một giao tiếp được coi là thành công khi các bên giao tiếp hiểu được nội dung giao tiếp, cảm nhận được quan điểm, thái độ của người cùng giao tiếp…để có các ứng xử, giao tiếp quyết định tiếp theo một cách phù hợp….thì công việc của phiên dịch viên không chỉ đơn thuần là dịch nghĩa hay chuyển ngữ, mà còn cần thể hiện được/ thể hiện tốt sắc thái của các đối tượng giao tiếp trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Sưu tầm:
2/ Các loại phiên dịch
Có hai loại phiên dịch cơ bản:
– Dịch đuổi (consecutive interpretation) là khi phiên dịch viên dịch ngay sau khi người nói nói xong, có thể là dịch một chiều (chỉ có một người/ một bên nói- bên còn lại chỉ nghe) hoặc đa chiều (người nói nói- sau đó người nghe nói lại) và trong quá trình trình dịch, người dịch có thể tạm dừng người nói lại để hỏi/ thảo luận cho rõ về nội dung người nói đã nói để dịch cho chính xác. Dịch đuổi có thể ở các dạng: dịch mặt đối mặt giữa các đối tượng giao tiếp và người dịch, dịch qua internet hoặc telephone, dịch đồng hành (người dịch di cùng người cần dịch, phổ biến trong kinh doanh hoặc du lịch), dịch thầm cho một nhóm nhỏ các đối tượng giao tiếp hoặc dịch trước đám đông trong các sự kiện lớn, nhỏ khác nhau.
– Dịch đồng thời (simultaneous interpretation)- là phiên dịch viên dịch trong khi người nói nói, tức là quá trình người nói nói và người dịch dịch diễn ra song song và gần như cùng tốc độ. Loại dịch này cần sự hỗ trợ lớn của các phương tiện truyền thông, phiên dịch viên thường ngồi dịch trong cabin (vì thế loại hình dịch này còn được gọi là dịch cabin) được thiết kế cách âm, có tai nghe để phiên dịch viên để nghe ngôn ngữ nguồn, có micro để phiên dịch viên nói/ dịch sang ngôn ngữ đích, phương tiện truyền thông đảm bảo phân các kênh nghe- nói phù hợp trong trường hợp nhiều thứ tiếng cần được dịch… Dịch đồng thời thường được yêu cầu ở các hội nghị, hội thảo lớn, chuyên nghiệp, hoặc các hội nghị hội thảo mà các thành phần tham gia sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
So với dịch đuổi, dịch đồng thời (dịch cabin) được coi là khó hơn, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao hơn, nhiều áp lực hơn, cần phản xạ nhanh nhạy và kĩ thuật dịch cao để có thể nắm bắt và chuyển tải thông tin một đủ, đúng và kịp với tốc độ người nói.
3/ Những phẩm chất cơ bản cần có của một phiên dịch viên
– Khả năng ngoại ngữ tốt và khả năng sử dụng tiếng mẹ nhuần nhị, cùng các hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế, chính trị, thói quen, địa lý…cần thiết, liên quan đến công việc. Đây là những yêu cầu đầu tiên, số một, trước nhất;
– Trí nhớ tốt, phản xạ nhanh, xử lý tình huống linh hoạt và khả năng phán đoán tổt. Nghe một đoạn nói dài và dịch lại là việc làm không đơn giản, nghe và dịch theo ngay lập tức lại càng khó, bạn cần trí nhớ để nhớ những gì đã nghe được và khả năng phán đoán what is next? cần linh hoạt để chủ động hơn trong các tình huống không mong đợi;
– Khả năng tổ chức công việc tốt. Điều này rất quan trọng, nhất là khi bạn là freelancer- người hành nghề tự do. Lịch làm việc không nên quá dày, dành thời gian chuẩn bị thích hợp, liên hệ với bên yêu cầu để biết thêm thông tin- tài liệu cần thiết, yêu cầu riêng của họ hoặc để nắm chính xác thời gian- biết phần việc của mình bắt đầu và kết thúc khi nào, đối tác cùng dịch (đặc biệt là khi dịch cabin), chủ động tiếp xúc trước với người nói nếu có điều kiện để làm quen với phong cách ngôn ngữ, cách phát âm của họ…
– Chu đáo và có trách nhiệm trong công việc, cầu thị. Như hàng trăm nghề khác, phiên dịch viên cần luôn luôn chu đáo, kiểm tra từng chi tiết trước khi vào cuộc và khi đã nhận việc, cần có trách nhiệm đến cùng và luôn học hỏi để nâng cao kiến thức.
4/ Thu nhập ngành phiên dịch
Thu nhập của phiên dịch viên chuyên nghiệp thuộc hàng …khủng. Khủng đến mức nào là tùy thuộc “thương hiệu” của phiên dịch viên, nội dung cần dịch, yêu cầu của công việc, loại sự kiện, được chuẩn bị trước hay instant, nội dung về xã hội, kinh doanh nói chung hay chuyên ngành sâu và hiếm- khó; loại tiếng ít người dịch được, dịch cabin hay dịch đuổi…Hiện nay, mức thù lao chung trong thị trường lao động ngành dịch, xét về các thứ tiếng thì rẻ nhất là dịch tiếng Anh, đắt nhất là dịch các tiếng Ả rập, Đan Mạch- Hà Lan…; xét về nội dung dịch thì rẻ nhất là dịch trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội nói chung và đắt nhất là dịch trong lĩnh vực y, dược, vũ trụ…xét về loại hình dịch thì cabin đắt hơn dịch đuổi.
Mức thấp nhất trong các báo giá công khai của các công ty dịch tại Việt Nam là usd10- 15/ h, giá trung bình là 15-25usd/ h. Tính ở mức trung bình, một phiên dịch viên làm việc 6h/ ngày, 5 ngày/ tuần thì một phiên dịch viên cỡ trung bình sẽ có thu nhập khoảng 2,400usd/ tháng, tương đương 49 triệu đồng/ tháng. So với thu nhập công chức bậc cao đủ điều kiện nộp thuế thu nhập theo dự định của nhà nước Việt Nam là 9 triệu đồng/ tháng thì mức thu nhập trung bình của một phiên dịch viên gấp…5,4 lần. Chưa kể, thu nhập của các phiên dịch viên có thương hiệu được mời dịch cho các sự kiện lớn, sự kiện sesret/ nội bộ, sự kiện cần chính xác đến không thể chính xác hơn thì mỗi giờ dịch có thể lên đến 100 hoặc vài trăm đôla Mỹ/ giờ.
Thu nhập của phiên dịch viên ở nước ngoài? Tất nhiên cũng rất cao, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Tại Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, để được là một phiên dịch viên hành nghề hợp pháp, phiên dịch viên cần qua các lớp đào tạo và các kì thi cử về dịch, chẳng hạn ở Úc, phiên dịch viên cần thi lấy chứng chỉ NAATI (National Accreditation Authoration for Translators and Interpretators). Kì thi NAATI dành cho phiên dịch viên kéo dài 40 phút và với thí sinh người Việt chẳng hạn, sẽ có một giám khảo là người Úc với tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh và một giám khảo là người Việt Nam, với tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, thí sinh trải qua một cuộc thi lý thú trong đó thí sinh dịch cho các giám khảo nội dung thi vốn là theo chủ đề hoặc chọn tình cờ. Nếu bạn quan được kì thi này, chứng chỉ NAATI không chỉ giúp bạn hành nghề dịch được tại Úc và trên thế giới, mà bạn còn được cộng thêm 05 điểm nếu bạn xin định cư tại Úc.
5/ Tai nạn nghề nghiệp…
Tai nạn nghề nghiệp là điều không thể tránh khỏi trong mọi ngành nghề, nhưng tai nạn nghề nghiệp trong ngành phiên dịch quả là khó lường, khó đỡ, khó chịu và nhiều khi thật đáng thương, đáng trách. Các tai nạn thường gặp trong nghề phiên dịch:
– Phiên dịch viên bị diễn giả/ thính giả dừng dịch giữa chừng để đính chính thông tin đã được dịch là sai. Trường hợp này xảy ra nhiều nhất, không ít diễn giả/ thính giả du thành thạo ngoại ngữ, vẫn phải sử dụng phiên dịch viên theo yêu cầu của công việc và nếu dịch sai, không sát ý, borring…bạn có thể bị dừng và nhắc nhở một cách friendly họăc khó chịu…Trong mọi hoàn cảnh, nếu bạn vẫn chưa bị đuổi khỏi vị trí, cần bình tĩnh dịch tiếp và cẩn trọng hơn;
-Phiên dịch viên bị đề nghị thay, các lý do: dịch kém, giọng quá khó nghe, tác phong, thái độ, ăn mặc..Không có cách nào khác là dù xấu hổ đến mức nào, bực bội đến đâu, bạn cũng vẫn phải vui vẻ chấp nhận theo đạo đức nghề nghiệp. Kiểm tra công việc trước và và chuẩn bị chu đáo, đó là bài học cần rút ra;
– Phiên dịch viên phải hủy bỏ buổi dịch do các lỗi chủ quan: ốm, mất giọng đột xuất, quên tài liệu chuẩn bị…
Chỉ cần search trên google, một phiên dịch viên tương lai sẽ thấy không thiếu các kiểu tai nạn, “mất mặt”, “thương hiệu” bị ảnh hưởng nghiêm trọng, “hình ảnh” bị tàn phá…hậu quả của các tai nạn nghề nghiệp.
Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị tốt cho một nghề đầy đam mê, thử thách. Hãy hình dung mình được mời ở vị trí phiên dịch viên cho sự kiện lớn, và mình có thể “múa” với ngôn ngữ nước ngoaì- “play” với tiếng mẹ đẻ artistically…Bạn mới là người thực sự chuyển tải một cách tuyệt vời những thông điệp quan trọng nhất đến người nghe.
A |
|
Acceptance of bids | Chấp thuận trúng thầu |
Adjustment of deviation | Hiệu chỉnh sai lệch |
Advance payments | Tạm ứng thanh toán |
Advertisement | Quảng cáo |
After sales services | Dịch vụ sau bán hàng |
Alterative bids | HSDT thay thế |
Applicable law | Luật áp dụng |
Arbitration | Trọng tài |
Arithmetical errors | Lỗi số học |
Award of contract | Trao hợp đồng |
B |
|
Bid security | Bảo đảm dự thầu |
Bid capacity | Khả năng đấu thầu |
Bid closing | Đóng thầu |
Bid currency | Đồng tiền dự thầu |
Bid discounts | Giảm giá dự thầu |
Bid evaluation | Đánh giá hồ sơ dự thầu |
Bid evaluation report | Báo cáo xét thầu |
Bid form | Mẫu đơn dự thầu |
Bid invitation letter | Thư mời thầu |
Bid opening | Mở thầu |
Bid prices | Giá dự thầu |
Bid submission | Nộp thầu |
Bids Document | Hồ sơ dự thầu |
Bid validity | Hiệu lực của hồ sơ dự thầu |
Bidding documents | Hồ sơ mời thầu |
Bidder | Nhà thầu |
Bill of quantities | Bản tiên lượng |
C |
|
Ceilings for direct procurement | Hạn mức được chỉ định thầu |
Civil works | Xây lắp công trình |
CIF | Giá nhập khẩu |
Clarification of bids | Làm rõ hồ sơ dự thầu |
Competent person | Người có thẩm quyền |
Completion date | Ngày hoàn thành |
Consulting service | Dịch vụ tư vấn |
Contract | Hợp đồng |
Contract finalization | Hoàn thiện hợp đồng |
Contract price | Giá hợp đồng |
Contract standard | Quy chuẩn hợp đồng |
Conversion to a single | Quy đổi sang đồng tiền chung |
Cost estimates | Ước tính chi phí |
Currencies of the bid | Đồng tiền dự thầu |
Currencies of payment | Đồng tiền thanh toán |
D |
|
Date of decision | Ngày trao thầu |
Detailed specifications | Đặc tính kỹ thuật chi tiết |
Delivery point | Điểm giao hàng |
Deviation | Sai lệch |
Disbursement | Giải ngân |
Discounts | Giảm giá |
Domestic preference | Ưu đãi nhà thầu trong nước |
Drawings | Bản vẽ |
Duties and taxes | Thuế |
E |
|
Eligibility | Sự hợp lệ, Tư cách hợp lệ |
Eligible Bidders | Nhà thầu hợp lệ |
Eligible Goods and Services | Hàng hoá và dịch vụ hợp lệ |
Elimination of Bids | Loại bỏ hồ sơ dự thầu |
Employer | Người thuê, người đứng ra tuyển dụng |
Engineer | Kỹ sư |
Engineering | Thiết kế |
Engineering Procuring Construction (EPC) | Thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và xây lắp |
Envelope Single-envelope bidding Two-envelope bidding | Phong bì, túi hồ sơĐấu thầu một túi hồ sơ |
Entity | Thực thể, cơ quan, bộ phận |
Procuring Entity | Bên mời thầu |
Equipment | Thiết bị (Construction equipment) |
Equivalent Specifications | Đặc tính kỹ thuật tương ứng |
Error correction | Sửa lỗi |
Escalation Factors | Các yếu tố tăng giá |
Escalation Formula (prise adjustment Formula) | Công thức điều chỉnh giá |
Estimate Cost estimates | Sự ước tính, dự toán Dự toán chi phí |
Estimated price for each package | Giá gói thầu |
Evaluation of Bids (Bid Evaluation) | Đánh giá hồ sơ dự thầu |
Evaluation Criteria | Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu |
Evaluation of Deviations (Adjustment of Deviations) | Đánh giá hoặc hiệu chỉnh các sai lệch |
Evaluation Report | Báo cáo đánh giá thầu |
Evaluated Price | Giá đánh giá |
Examination of Bids | Kiểm tra sơ bộ hồ sơ dự thầu |
Exchange Rate | Tỷ giá hối đoái, tỷ giá quy đổi |
Executing Agency | Cơ quan thực hiện |
Expense for bidding participation | Chi phí dự thầu |
Experience of Bidders | Kinh nghiệm của nhà thầu |
Experience record | Hồ sơ kinh nghiệm |
Expert | Chuyên gia |
Export credit | Tín dụng xuất khẩu |
Extension of Bid Validity | Gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu |
Ex ship | Giao hàng tại mạn tàu |
Ex works | Giao hàng tại xưởng Thuật ngữ thương mại quốc tế (INCOTERM). |
F |
|
Fair | Công bằng |
Fees for review of bidding results | Lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu |
FIDIC (tiếng Pháp viết tắt: Federation Internationale des Ingenieurs-Conseils) | Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn |
Final Payment Certificate | Phiếu xác nhận thanh toán |
Final Statement | Tờ khai hoàn thành công việc của nhà thầu |
Financial Data | Số liệu về tài chính |
Financial Statements | Báo cáo tài chính |
Audited financial statements | Báo cáo tài chính đã được kiểm toán |
Fixed-price contract | Hợp đồng trọn gói |
FOB (Free on board) | Giao hàng lên tàu |
Force account | Tự thực hiện |
Force majeure | Bất khả kháng |
Fraud | Gian lận |
Funding source | Nguồn vốn |
G |
|
General Condition of Contract | Điều kiện chung của hợp đồng |
Goods | Hàng hoá |
Guidelines for Procurement | Hướng dẫn về đấu thầu |
H |
|
Handbook for Users of Consulting services | Sổ tay hướng dẫn sử dụng tư vấn |
Handling cases encountered during bidding process | Xử lý tình huống trong đấu thầu |
Handling of violations | Xử lý vi phạm. |
M |
|
Makes award | Trao thầu |
Management contract | Hợp đồng quản lý |
Manufacturer | Nhà sản xuất (chế tạo) |
Manufacturer¢s Authorization | Uỷ quyền của nhà sản xuất |
Manufacturer¢s Authorization Form | Mẫu giấy Uỷ quyền của nhà sản xuất |
Mezzanine Financing | Tài trợ tổng hợp |
Multiplier effect | Tác động theo mô hình số nhân |
N |
|
National Competitive Bidding (NCB) | Đấu thầu cạnh tranh trong nước |
National Shopping | Mua sắm trong nước |
Natural monopoly | Độc quyền tự nhiên |
Negotiable instrument | Công cụ chuyển đổi |
Negotiation | Đàm phán |
Net present value | Giá trị hiện tại ròng |
Net Price | Giá thuần/ròng |
Network Analysis | Hệ thống phân tích |
No Public Advertising | Không quảng cáo công khai |
No domestic Preference | Không ưu tiên cho nhà sản xuất trong nước |
No formal Bidding Document | Không cần có HSMT chính thức Sử dụng trong chào hàng cạnh tranh |
No Public Opening of Quotation | Không mở thầu công khai đối với các bản chào hàng |
Non-Responsive Bid | HSDT không phù hợp |
Nominal Prices or Current prices | Giá danh nghĩa |
Non recourse | Không hoàn trả |
Not Prejudice Participation by any Qualified Bidders | Không thiên vị đối với bất cứ một nhà thầu có đủ năng lực độ nào khi tham dự thầu |
Notice of solicitation of proposals | Thông báo mời thầu |
O |
|
Official Development Assistant (ODA) | Hỗ trợ phát triển chính thức |
OEM Original Equipment Manufacturer | Nhà sản xuất thiết bị chính hiệu |
Offer | Chào hàng |
Offeree A person (a buyer) to whom a supply offer is made | Bên mời thầu (mời chào hàng) |
Offeror A supplier who makes a bid for an offer in response to a purchase or a tender enquiry | Nhà cung cấp |
off – take agreement | Hợp đồng bao tiêu |
Open tender | Đấu thầu rộng rãi |
Opening of Bids | Mở thầu |
Opening Time, Date, Place | Ngày, giờ và địa điểm mở thầu |
Operation and Maintenance Contract (O&M) | HĐ vận hành và bảo trì |
Operation and Maintenance (O&M) Contractor | Nhà thầu theo HĐ vận hành và bảo trì |
Objectives of Procurement | Mục tiêu mua sắm |
Opportunity cost | Chi phí cơ hội |
Original Period | Thời hạn ban đầu |
P |
|
Payment Terms | Điều kiện thanh toán |
Performance bond | Trái phiếu thực hiện hợp đồng |
Performance Criteria | Các tiêu chuẩn thực hiện (hoạt động) |
Performance Security | Bảo đảm thực hiện hợp đồng |
Performance Security Form | Mẫu Bảo đảm thực hiện hợp đồng |
Perception of fairness | Nhận thức về sự công bằng |
Period of effectiveness of tenders | Thời gian có hiệu lực của HSDT |
Prebid meeting | Hội nghị tiền đấu thầu |
Prequalification of bidders | Sơ tuyển nhà thầu |
Prequalification Proceedings | Quá trình sơ tuyển |
Price Discrimination | Sự phân biệt đối xử về giá cả |
Price Leadership | Giá dẫn đầu |
Price Revision | Điều chỉnh giá |
Price Revision Clause | Điều khoản điều chỉnh giá |
Prime Contractor | Nhà thầu chính |
Private sector projects (BOO/BOT/ BOOT | Các dự án khu vực tư nhân (BOO/BOT/ BOOT |
Procedures for soliciting tenders of applications to prequalify | Thủ tục mời thầu hoặc sơ tuyển |
Procurement | Mua sắm |
Procurement Cycle | Chu trình (trình tự) mua sắm |
Procurement Aspects | Khía cạnh mua sắm |
Procurement Guidelines | Tài liệu hướng dẫn mua sắm |
Procurement Plan | Kế hoạch mua sắm |
Procurement Method | Phương thức mua sắm |
Procurement Procedure | Thủ tục mua sắm |
Procurement System | Hệ thống mua sắm |
Procurement Lead Time | Mua sắm theo kỳ hạn |
Procuring Agency | Chủ đầu tư |
Procuring Entity | Bên mời thầu |
Procurement of Goods | Mua sắm hàng hoá |
Procurement Regulation | Quy chế mua sắm |
Progressing | Quá trình tiến hành |
Progress Payment | Tiến hành thanh toán |
Prohibition of negotiations with suppliers or contractors | Cấm thoả thuận với nhà thầu |
Proposal conference | Hội nghị đề xuất |
Provision of solicitation documents | Điều khoản về HSMT |
PPA | Hợp đồng mua bán điện |
Present Value | Giá trị hiện tại |
Profit | Lợi nhuận |
Project | Dự án |
Project Cycle | Chu trình Dự án |
Project Company | Cty Dự án |
Project Information | Thông tin dự án |
Project finance | Tài trợ dự án |
Project Management Unit (PMU) | Ban QLDA |
Post qualification of Bidder | Hậu tuyển |
Publicity in Procurement | Mua sắm công |
Public Procurement Body | Hội đồng mua sắm công |
Public Announcement | Thông báo công khai |
Public notice of Procurements contract awards | Công bố rộng rãi việc trao hợp đồng |
Punch- list | Danh mục các công việc cần hoàn tất |
Purchasing Power | Sức mua |
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ |
PRELIMINARY WORKS |
Công tác chuẩn bị | Preliminary works |
Dọn dẹp mặt bằngPhá dỡ kết cấu bê tông cốt thép | Clearing and grubbingDemolition of reinforced concrete structures |
Đường tránh, cầu, phà tạm… | Detour, temporary bridge and ferry boat… |
Khảo sát, lập bản vẽ thi công | Surveying, working drawing prepararion |
Khảo sát địa chấtKhảo sát địa hình, lập BVTC | Geological investigation (Test drilling)Topographic survey and WD preparation |
CÔNG TÁC ĐẤT |
EARTHWORKS |
Đào đất thông thường | Common excavation |
Đào đất không thích hợp | Unsuitable excavation |
Đánh cấp | Bench-cut |
Đào đá | Rock excavation |
Đào đất kết cấu | Slope cutting |
Đào cấp | Structure excavation |
Đào đất kết cấu dưới sông | Structure excavation in the river |
Đắp bù kết cấu | Structure backfill |
Đào rãnh dọc | Excavation for longitudinal drainage |
Sét bao | Cohesive soil |
Cọc cát | Sand drains |
Vải địa kỹ thuật | Geotextile fabric |
Cấp phối đá dăm LOẠI 1 VÀ LOẠI 2 | CRUSHED AGGREGATE BASE & SUBBASE COURSE |
Crushed aggregate base courseCrushed aggregate subbase course | Cấp phối đá dăm loại 1Cấp phối đá dăm loại 2 |
LỚP MẶT |
SURFACE COURSE |
Nhựa thấm bám | Bituminous prime coat |
Nhựa dính bám | Bituminous tack coat |
Bê tông nhựa hạt trung | Asphalt concrete medium course |
XÂY DỰNG CẦU |
BRIDGE CONSTRUCTION |
Cọc tre | Bamboo pile |
Cọc gỗ | Timber pile |
Cọc thép | Steel pile |
Cọc ván | Sheet pile |
Cọc khoan nhồi | Bored pile |
Thí nghiệm chất lượng cọc khoan nhồi | Bored pile quality testing |
Bê tông kết cấu loại A | Structural concrete, Class A |
Bê tông kết cấu loại B | Structural concrete, Class B |
Bê tông kết cấu loại C | Structural concrete, Class C |
Bê tông kết cấu loại D | Structural concrete, Class D |
Bê tông kết cấu loại E | Structural concrete, Class E |
Bê tông kết cấu loại F | Structural concrete, Class F |
Bê tông kết cấu loại H | Structural concrete, Class H |
Cáp DƯL | Prestressing strands (PC strands) |
Cốt thép G40 | Reinforcing steel, Grade 40 |
Cốt thép G60 | Reinforcing steel, Grade 60 |
Gối cầu | Bearing pad |
Khe co giãn | Expansion joint |
Ống thoát nước | Drain water pipe |
Lan can thép mạ kẽm | Galvanized steel railing |
Lớp phòng nước | Waterproofing |
1. Quốc hiệu, chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước
Tên Tiếng Việt | Tên Tiếng Anh | Viết Tắt(nếu có) |
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Viêt Nam | Socialist Republic of Viet Nam | SRV |
Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam | President of the Socialist Republic of Viet Nam | |
Phó Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Vice President of the Socialist Republic of Viet Nam |
2. Tên của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Tên Tiếng Việt | Tên Tiếng Anh | Viết tắt(nếu có) |
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Government of the Socialist Republic of Viet Nam | GOV |
Bộ Quôc phòng | Ministry of National Defence | MND |
Bộ Công an | Ministry of Public Security | MPS |
Bộ Ngoại giao | Ministry of Foreign Affairs | MOFA |
Bộ Tư pháp | Ministry of Justice | MOJ |
Bô Tài chính | Ministry of Finance | MOF |
Bộ Công Thương | Ministry of Industry and Trade | MOIT |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hôi | Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs | MOLISA |
Bộ Giao thông vận tải | Ministry of Transport | MOT |
Bộ Xây dựng | Ministry of Construction | MOC |
Bộ Thông tin và Truyền thông | Ministry of Information and Communications | MIC |
Bô Giáo dục và Đào tao | Ministry of Education and Training | MOET |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn | Ministry of Agriculture and Rural Development | MARD |
Bô Kê hoach và Đâu tư | Ministry of Planning and Investment | MPI |
Bô Nôi vu | Ministry of Home Affairs | МОНА |
Bô Ytê | Ministry of Health | МОН |
Bộ Khoa học và Cong nghệ | Ministry of Science and Technology | MOST |
Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch | Ministry of Culture, Sports and Tourism | MOCST |
Bộ Tài nguyên và Môi trường | Ministry of Natural Resources and Environment | MONRE |
Thanh tra Chính phủ | Government Inspectorate | GI |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | The State Bank of Viet Nam | SBV |
Ủy ban Dân tộc | Committee for Ethnic Affairs | CEMA |
Văn phòng Chính phủ | Office of the Government | GO |
3. Tên của các Cơ quan thuộc Chính phủ
Tên Tiếng Việt | Tên Tiếng Anh | Viết tắt(nếu có) |
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh | Ho Chi Minh Mausoleum Management | HCMM |
Bảo hiêm Xã hôi Viêt Nam | Viet Nam Social Security | VSI |
Thông tân xã Việt Nam | Viet Nam News Agency | VNA |
Đài Truyền hình Việt Nam | Viet Nam Television | VTV |
Đài Tiếng nói Việt Nam | Voice Of Viet Nam | VOV |
Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh | Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration | HCMA |
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam | Viet Nam Academy of Science and Technology | VAST |
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam | Viet Nam Academy of Social Sciences | VASS |
4. Tên chung của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ
Tên Tiếng Việt | Tên Tiếng Anh | Viết tắt(nếu có) |
Văn phòng Bộ | Ministry Office | |
Thanh tra Bộ | Ministry Inspectorate | |
Tông cục | Directorate | |
Ủy ban | Committee/Commission | |
Cục | Department Authority/Agency | |
Vụ | Department | |
Học viện | Academy | |
Viện | Institute | |
Trung tâm | Centre | |
Ban | Board | |
Phòng | Division | |
Vụ Tô chức Cán bô | Department of Personnel and Organization | |
Vụ Pháp chế | Department of Legal Affairs | |
Vụ Hợp tác quôc tê | Department of International Cooperation |
5. Chức danh từ cấp Thứ trưởng và tương đương đến Chuyên viên các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Tên Tiếng Việt | Tên Tiếng Anh | Viết tắt(nếu có) |
Thứ trường Thường trực | Permanent Deputy Minister | |
Thứ trưởng | Deputy Minister | |
Tông Cục trưởng | Director General | |
Phó Tổng Cục trưởng | Deputy Director General | |
Phó Chủ nhiệm Thường trực | Permanent Vice Chairman/Chairwoman | |
Phó Chủ nhiêm | Vice chairman/Chairwoman | |
Trợ lý Bộ trưởng | Assistant Minister | |
Chủ nhiệm Ủy ban | Chairman/Chairwoman of Committee | |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban | Vice Chairman/Chairwoman of Committee | |
Chánh Vãn phòng Bộ | Chief of the Ministry Office | |
Phó Chánh Văn phòng Bộ | Deputy Chief of the Ministry Office | |
Cục trưởng | Director General | |
Phó Cục trưởng | Deputy Director General | |
Vụ trưởng | Director General | |
Phó Vụ trưởng | Deputy Director General | |
Giám đốc Học viện | President of Academy | |
Phó Giám đôc Học viện | Vice President of Academy | |
Viện trưởng | Director of Institute | |
Phó Viện trưởng | Deputy Director of Institute | |
Giám đốc Trung tâm | Director of Centre | |
Phó giám đôc Trung tâm | Deputy Director of Centre | |
Trưởng phòng | Head of Division | |
Phó trưởng phòng | Deputy Head of Division | |
Chuyên viên cao câp | Senior Official | |
Chuyên viên chính | Principal Official | |
Chuyên viên | Official | |
Thanh tra viên cao câp | Senior Inspector | |
Thanh tra viên chính | Principal Inspector | |
Thanh tra viên | Inspector |
QUY TRÌNH DỊCH THUẬT ĐƯỢC THỰC HIỆN THEO CHUẨN 8 BƯỚC:
❶: Phân tích dự án
Phân chương, xác định tính chuyên ngành cũng như mức độ khó, dễ của tài liệu.
❷: Lựa chọn nhân sự dự án
Khâu này đặc biệt quan trọng, việc lựa chọn đúng chuyên viên dịch thuật phù hợp với chuyên ngành dự án, Trưởng dự án , chuyên gia – nó quyết định tới 80% sự thành công của dự án dịch.
❸: Lập wordlist – chuyển tới các thành viên dịch dự án
Để đảm bảo tính thống nhất từ chuyên ngành, từ và cụm từ lặp đi lặp lại.
❹: Tiến hành dịch
Tất cả các chuyên viên dịch thuật được kết nối thông suốt: kết nối mạng, điện thoại, online, skype… trong quá trình dịch để tạo ra tính nhất quán trong nội dung dịch. Đảm bảo chất lượng dịch tối ưu và tiến độ dịch cũng hoàn thành với thời gian ngắn nhất.
❺: Hiệu đính
Đây là khâu không thể thiếu được, nó nhằm thống nhất thuật ngữ, chất lượng dịch một cách hoàn hảo nhất. Điều này phụ thuộc vào trình độ chuyên sâu và tính chuẩn xác của Trưởng dự án hay chủ biên tài liệu.
❻: Formatting
Để tạo tính chuyên nghiệp của tài liệu dịch, văn bản tài liệu dịch phải có hình thức kết cấu như tài liệu gốc.
❼: Duyệt dự án
Để tránh sơ xuất trong quá trình Formatting tài liệu, Trưởng ban dự án cùng Chuyên gia kiểm soát lần cuối cùng cả về nội dung và hình thức trước khi giao tới khách hàng.
❽: Bảo mật tài liệu
Sau khi bàn giao tài liệu dịch tới khách hàng. Trưởng dự án chính là người lưu giữ tài liệu trong máy chủ, có mật khẩu và sẽ bị xóa toàn bộ trong thời gian 10 ngày (nếu khách hàng yêu cầu).
II. Đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp – tận tâm với công việc – luôn sáng tạo cùng với các dự án dịch thuật tạo nên Thương hiệu DỊCH SỐ phát triển bền vững. Đội ngũ dịch thuật luôn được đào tạo nâng cao trình độ dịch thuật chuyên ngành, tìm kiếm và sử dụng tốt các loại từ điển, các phần mềm hỗ trợ dịch thuật: TRADOS, VIETGRIT,…các chuyên viên dịch thuật phối hợp thông qua kết nối mạng, đảm bảo luôn có một sản phẩm dịch thuật tinh túy nhất và hoàn thành với tốc độ nhanh nhất. Quy trình dịch thuật của chúng tôi tuân thủ đúng chuẩn vì vậy sai sót trong dịch thuật hầu như không có.
III. Đội ngũ cộng tác viên rộng khắp trong nước cũng như nước ngoài.
Dịch thuật đủ các ngôn ngữ: Dịch tiếng Anh – tiếng Pháp – Tiếng Đức – Tiếng nhật, Tiệp – Slovakia – Tiếng Nga – Tiếng Trung – Tiếng Nhật – Tiếng Hàn – Lào – Cămpuchia – Thái – Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha,… Trình độ của các cộng tác viên đều đạt loại khá – giỏi với các văn bằng CỬ NHÂN – THẠC SĨ – TIẾN SĨ về ngôn ngữ, có kinh nghiệm dịch từ 05 trở lên. Họ là những chuyên viên dịch thuật yêu nghề, trình độ dịch thuật chuyên sâu, khả năng xử lí tài liệu chuyên nghiệp, tốc độ dịch thuật nhanh, mong cống hiến trí tuệ cho khoa học – xã hội và cuối cùng họ gắn bó lâu dài với DỊCH SỐ.
IV. Trách nhiệm của DỊCH SỐ
Chúng tôi có trách nhiệm đến cùng với các sản phẩm dịch thuật trước cũng như sau khi tài liệu chuyển tới khách hàng. Cam kết bảo hành sản phẩm trong thời hạn 06 tháng. Trong thời gian bảo hành mọi vấn đề chỉnh sửa tài liệu gốc từ phía khách hàng đều được trợ giúp từ DỊCH SỐ một cách chính xác và nhanh nhất.
Dịch thuật DỊCH SỐ, Khách hàng sẽ thật sự an tâm với Quy trình dịch thuật đúng tiêu chuẩn
DỊCH SỐ xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng và hợp tác của quý khách!
Email: Dichsohn@gmail.com
Hỗ trợ 24/24 kể cả ngày lễ nghỉ
Địa chỉ văn phòng: số 62 ngõ 115 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội