0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Dịch tài liệu tiếng Anh giá rẻ, lấy ngay trong ngày

Bạn đang có nhu cầu dịch thuật tài liệu tiếng Anh chính xác, chi phí rẻ và yêu cầu lấy ngay trong ngày? Hãy liên hệ với chúng tôi- Công ty dịch thuật Dịch Số- Hotline: 0934425988, chúng tôi sẽ đáp ứng những yêu cầu đó của bạn.

images

Dịch tài liệu tiếng Anh là dịch vụ được cung cấp thường xuyên tại Dịch thuật Dịch Số. Nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ dịch tài liệu tiếng Anh ngày nào cũng có. Bởi tiếng anh đã trở thành ngôn ngữ thứ hai trên thế giới, nên các tài liệu nhất là những tài liệu đi nước ngoài, đều sử dụng ngôn ngữ tiếng anh.

Những loại tài liệu mà khách hàng thường có nhu cầu dịch thuật sang tiếng Anh đó là:

  • Dịch công văn, quyết định, giấy ủy quyền, giấy bổ nhiệm.
  • Dịch báo cáo tài chính, dịch hồ sơ năng lực.
  • Dịch giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, chứng minh thư
  • Dịch giấy tờ nhà đất, sổ đỏ

Tất cả những tài liệu này sau khi dịch thuật xong, khách hàng thường có nhu cầu công chứng tài liệu, để bản dịch được xác nhận chính xác bởi phòng tư pháp. Chúng tôi luôn cam kết đem lại cho khách hàng những bản dịch thuật công chứng chính xác nhất, bảo đảm uy tín của mình và không làm tốn thời gian của khách hàng.

Có rất nhiều khách hàng muốn làm tài liệu lấy ngay trong ngày, vì độ gấp của tài liệu, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu về thời gian cho quý khách hàng. Những bản dịch được dịch ra vừa đúng, lại vừa nhanh.

Nếu bạn đang có tài liệu cần dịch thuật công chứng tiếng anh giá rẻ, lấy ngay trong ngày, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn. Số máy bàn : 04 66 616365.

Địa chỉ: số 62 ngõ 115 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline 0934 425 988

Rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách!

Kinh nghiệm du học Singapore

Công ty dịch thuật Dịch Số xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm để thành công khi du học Singapore.

Theo kinh nghiệm của một số “cao thủ” trong “làng” du học, để công thành, danh toại nơi đất khách, ít nhất bạn phải có 2 yếu tố: chăm chỉ và giỏi ngoại ngữ.

image

“Cày” chăm vào!

Nguyễn Tiến Đạt – Người được cấp học bổng VEF, đang “làm” tiến sĩ tại The University of Iowa (Mỹ), cho rằng, để du học thành công, bạn phải nỗ lực, chăm chỉ hơn ở nhà.

Khi du học, sự thay đổi trong môi trường học tập là điều khiến bạn phải thích nghi. Ở những nước như Singapore, Mỹ, hay các nước châu Âu… môi trường học tập khác Việt Nam. Do vậy, thời gian đầu, bạn có thể sẽ bị “choáng”.

Sinh viên bên này rất nhiệt tình đóng góp ý kiến trong giờ học. Họ hỏi ngay giảng viên nếu không hiểu. Trong khi đó, giảng viên cũng khuyến khích sinh viên tham gia bằng cách cộng điểm cho những người nhiệt tình trả lời câu hỏi trên lớp. Ngoài ra, bài tập về nhà (homework) cũng được tính vào điểm cuối kỳ.

Tỷ lệ điểm là do giảng viên quyết định, tùy từng môn học, nhưng thường trên 40%. Vì thế, bạn buộc phải chăm chỉ làm bài tập. Nếu cuối kỳ chẳng may bạn có làm bài thi không tốt thì vẫn có thể đạt điểm B hay A. Trong khi đó, ở Việt Nam nếu cuối kỳ bạn không làm được bài thi thì chỉ có đường… thi lại.

Ngoài ra, sinh viên ở Mỹ còn phải tự chọn môn học cho mình. Đây là điểm rất khác và gây khó khăn cho sinh viên Việt Nam. Bởi lẽ ở nhà, chúng ta vẫn quen với việc học theo chương trình do nhà trường định sẵn.

Thế nên sang đây, khi phải tự chọn môn học, tức là mình tự quyết định tương lai của mình, nhiều sinh viên Việt Nam cảm thấy… không quen. Tuy nhiên, đây là phương pháp khiến bạn có trách nhiệm với chính mình hơn.

Về vấn đề này, bạn nên tham khảo ý kiến những người đi trước để có sự lựa chọn hợp với sở trường của mình.

Cũng đồng quan điểm “cần cù bù thông minh”, Đặng Ngọc Lân – Sinh viên năm cuối khoa Điện tử ( Đại học Tổng hợp Tokyo, Nhật Bản) – cho rằng: “Môi trường học tập ở Nhật đánh giá cao và đòi hỏi sự chuyên cần của mỗi người. Những sinh viên có phẩm chất đó sẽ dễ dàng hơn trong việc thích nghi với cách học và có nhiều cơ hội đạt kết quả tốt”.

Trong cuộc thử thách trường kỳ này, bạn sẽ gặp phải rào cản về ngôn ngữ, văn hoá dẫn đến khó khăn trong tiếp thu kiến thức, giao tiếp và làm việc tập thể. Cách tốt nhất hạn chế những khó khăn này là học ngoại ngữ thật tốt.

Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về văn hoá, phong tục tập quán của địa phương mình sống, cũng như mạnh dạn tiếp xúc với mọi người. Đặc biệt, nên tham khảo kinh nghiệm những người đi trước trên diễn đàn của lưu học sinh ViệtNam ở các nước. Những người này sẽ cung cấp cho bạn những bài học bổ ích.

Ngoại ngữ “siêu”

Nguyễn Việt An, hai năm liền lọt vào danh sách top ba sinh viên xuất sắc nhất khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Công nghệ Nanyang – NTU,Singapore) cho rằng, ngoại ngữ là chìa khóa quan trọng mở cánh cửa du học. Ngoại ngữ tốt sẽ giúp các bạn nhiều trong việc hòa nhập với môi trường học tập và sinh hoạt hoàn toàn mới.

Nguyễn Tiến Đạt: Trước khi du học, nhiều người cũng thường học thêm ngoại ngữ. Tuy nhiên, không ít người học còn mang tính hàn lâm nhiều hơn là những gì giao tiếp hàng ngày. Do vậy, khi mới sang đất nước khác, một số bạn sẽ cảm thấy sốc vì những gì người dân bản địa nói.

Họ nói nhanh, dùng nhiều cụm từ lạ, ngữ điệu cũng phong phú… Vì thế, ngoại ngữ của bạn càng tốt bao nhiêu, thời gian làm quen với những thay đổi càng ngắn bấy nhiêu.

Nguyễn Việt An: Môi trường học tập ở NTU khuyến khích sinh viên tự nghiên cứu và học tập thông qua việc cung cấp những điều kiện và phương tiện đầy đủ như thư viện, phòng thực hành, phòng học …

Để đạt được kết quả tốt, bên cạnh khả năng ngoại ngữ, tôi thấy cần phải sử dụng hiệu quả những điều kiện học tập này để tự trau dồi kiến thức.

Với sách, tài liệu và thông tin sẵn có trong thư viện, Internet, tôi thường tự học để nâng cao kiến thức. Ở giảng đường, có những giờ học tôi không tham gia vì thấy không thật sự hiệu quả.

Tại các đại học ở Singapore, cũng như ở các nước tiên tiến khác trên thế giới đều trang bị nhiều máy tính kết nối Internet 24/24 giờ. Muốn khai thác hết những lợi ích từ nguồn thông tin khổng lồ này, kiến thức và kỹ năng sử dụng máy vi tính và Internet là quan trọng.

NẾU BẠN ĐANG CÓ HỒ SƠ DU HỌC CẦN DỊCH THUẬT, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI THEO SỐ ĐIỆN THOẠI 0934425988 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ DỊCH VỤ.

Quy ước tên gọi bằng cấp trong tiếng Anh của trường Đại học

Cấp các văn bằng đại học và sau đại học với phiên bản tiếng Anh là một nỗ lực lớn của Bộ Giáo dục trong những năm gần đây trong việc đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với thế giới. Tuy nhiên, ngoài việc văn bằng Việt Nam chưa được chấp nhận rộng rãi trên thế giới thì cũng có nhiều người bị xăm xoi văn bằng bởi cách ghi tên bằng có phần “Việt hóa” tiếng Anh. Đỉnh điểm của rắc rối gần đây là sinh viên Việt Nam bị phía Hàn Quốc từ chối cấp visa làm việc bởi cách ghi tên bằng “không giống ai”.

Theo Thông tư số 19 của Bộ Giáo dục, tên gọi của các văn bằng được chia theo ngành học, cụ thể là Đối với ngành kỹ thuật ghi “BẰNG KỸ SƯ”, đối với ngành kiến trúc ghi “BẰNG KIẾN TRÚC SƯ”, đối với ngành y ghi “BẰNG BÁC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”, đối với ngành dược ghi “BẰNG DƯỢC SĨ” hoặc “BẰNG CỬ NHÂN”, đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “BẰNG CỬ NHÂN”, đối với các ngành còn lại ghi “BẰNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC”. Có lẽ không có nhiều rắc rối với phiên bản tiếng Việt nhưng Bộ Giáo dục lại cố gắng dịch các tên gọi này ra tiếng Anh thay vì chuẩn hóa nó theo chuẩn tiếng Anh.
Cụ thể, bằng kỹ sư được viết là “THE DEGREE OF ENGINEER”, bằng ngành học kiến trúc sẽ được dịch thành “THE DEGREE OF ARCHITECT”, ngành y là “THE DEGREE OF DOCTOR OF MEDICINE” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”, ngành dược ghi “THE DEGREE OF PHARMACIST” hoặc “THE DEGREE OF BACHELOR”, Đối với các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”, đối với các ngành còn lại ghi “THE DEGREE OF BACHELOR”. Cách ghi như thế này trên văn bằng có phần khô cứng theo kiểu dịch Việt – Anh (mặc dù không sai về ngôn ngữ), hoàn toàn không giống với chuẩn của thế giới nói tiếng Anh. Ví dụ như “engineer” trong tiếng Anh không phải là một trình độ, mà là một vị trí công việc trong các ngành khoa học kỹ thuật. Có rất nhiều người có bằng Tiến sĩ vẫn làm việc ở vị trí “engineer”.

Một ví dụ về văn bằng đại học của Trường Đại học Wisconsin Milwaukee. Bằng này được ghi là “Bachelor of Science” thay vì “The degree of bachelor”.

Chuẩn hóa theo cách ghi bằng cấp của Anh ngữ, các bằng cấp ở trình độ đại học (tương ứng với cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư,… tùy theo ngành ở Việt Nam) luôn được gắn với chữ “Bachelor” và đi kèm với cách tiếp ngữ về nhóm ngành học. Văn bằng đại học phổ biến thường bao gồm: “BACHELOR OF SCIENCE” (B.Sc.), “BACHELOR OF ART” (B.A.) cho các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội, kinh tế…, hoặc “BACHELOR OF ENGINEERING” (B. Eng.) đối với các ngành kỹ thuật (tương ứng với kỹ sư ở Việt Nam). Đối với ngành luật, văn bằng thường là “BACHELOR OF LAWS” (L.L.B), còn người tốt nghiệp đại học ngành y thường có văn bằng “BACHELOR OF MEDICINE” (B.Med.)…

Một bằng kỹ sư tin học, được viết là “The degree of engineer”.

Cách ghi về nơi trao bằng cũng nên được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế (trong phiên bản tiếng Anh). Cụ thể là Hiệu trưởng thông thường không có thẩm quyền trao bằng, mà bằng được trao bởi hội đồng trường trên cơ sở sự giới thiệu của khoa chuyên ngành khi người cấp bằng đủ trình độ. Chữ ký của Hiệu trưởng đại diện cho hội đồng (xem một ví dụ bên trên). Bằng đại học thường được ghi trang trọng “The Degree of Bachelor of ..(ví dụ Science, Art, Engineering…)”, thay vì các ngành cụ thể.
Cũng tương tự như văn bằng ở trình độ đại học, văn bằng trình độ Thạc sĩ (Master) cũng được hướng dẫn một cách “thiếu chuẩn hóa” trong thông tư 23/2009/TT-BGDĐT. Bằng Thạc sĩ được dịch Việt – Anh một cách khô cứng là “The degree of master” thay vì có đủ các tiếp ngữ (Science, Engineering.. tương tự như bằng đại học). Theo hệ thống văn bằng Anh ngữ, bằng Thạc sĩ sẽ bao gồm: “Master of Science”, “Master of Art”, “Master of Engineering”, “Master of Laws”,…
Thay lời kết cho bài viết này, người viết kêu gọi Bộ Giáo dục nên có tham khảo một cách hệ thống về cách trình bày văn bằng (tiếng Anh) từ các nước nói tiếng Anh (Anh, Mỹ, Úc…) để chuẩn hóa hệ thống văn bằng theo chuẩn mực thế giới thay vì cố gắng “dịch” một cách khô cứng Việt – Anh các văn bằng. Điều này không chỉ giúp cho sinh viên Việt Nam thuận tiện hơn trong công việc với các nước trên thế giới, mà cũng chính là một việc hướng giáo dục Việt Nam gần hơn với chuẩn mực thế giới.

10 thành ngữ ‘buồn cười’ trong tiếng Anh

Các bạn trẻ Việt Nam thường hay nói “lạnh lùng như thạch sùng”, còn trong tiếng Anh, người ta dùng câu “ngầu như quả dưa chuột”.

Từ “cool” không chỉ có nghĩa “mát mẻ” để nói về thời tiết. Khi dùng để mô tả người, nghĩa “bóng” của nó ám chỉ một ai đó rất thời trang, cuốn hút hoặc ấn tượng, có thể mang vẻ ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh. Thành ngữ “As cool as a cucumber” có nghĩa là “điềm tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi sức nóng hay căng thẳng bên ngoài”.

Xuất xứ của thành ngữ này đến từ thời xa xưa khi mọi người di chuyển bằng xe ngựa. Khi muốn ai đó dừng lại chốc lát, họ nói “hold your horses” – dừng con ngựa của bạn lại. Ngày nay, câu này trở thành thành ngữ mang nghĩa “chờ một chút”.

Tại sao “kick the bucket” (đá cái xô) lại ám chỉ việc chết chóc? Cho đến nay nguồn gốc của thành ngữ vẫn không rõ ràng. Có người cho rằng thời xa xưa khi hành hình, treo cổ ai đó hoặc một người cố tình treo cổ tự tử, họ luồn dây thừng vào cổ và đứng trên một cái xô. Khi xô bị đá ra, người đó tắt thở mà chết.

Khi một người mệt mỏi, kiệt sức, mặt họ thường được mô tả là “xanh lè”. Do đó, thành ngữ “blue in the face” ám chỉ sự mệt mỏi, yếu ớt sau khi đã làm lụng quá nhiều hoặc quá cố gắng làm gì đó.

“Cơn bão trong cái chén” tạo cảm giác một cơn thịnh nộ của thời tiết nhưng quy mô lại rất bé nhỏ. Người Anh dùng câu này để ám chỉ một cơn giận dữ của ai đó dù sự việc thực ra không đáng phải cáu giận như thế.

“Bob’s your uncle” (Bob là bác của bạn/của con) nhằm mô tả một sự việc đơn giản, dễ hiểu, ai cũng hiểu, ví dụ như “left over right; right over left, and Bob’s your uncle” (Bên trái nằm trái bên phải, bên phải nằm phải bên trái, và Bob là bác của bạn). Câu này có thể dịch nôm sang tiếng Việt thành “như thế đó”, “đơn giản như đan rổ” theo cách nói của giới trẻ hiện nay.

Nguồn gốc câu nói này đến từ Vương quốc Anh và các nước thuộc địa. Người ta kể rằng một vị Thủ tướng của Anh tên Robert “Bob” Cecil từng bổ nhiệm cháu mình là Arthur Balfour làm Tổng thư ký Ireland năm 1887 trong sự ngạc nhiên, thậm chí phẫn nộ của nhiều người. Từ đó, người ta nói “bác là Bob ấy mà”, “Bác là người ai cũng biết ấy mà” để nói về một sự việc ai cũng hiểu, không có gì khó hiểu.

Tương tự như khi người Việt nói “đầu óc để trên mây”, người Anh có một câu y hệt là “head in the clouds” để mô tả một người có những suy nghĩ viển vông, phi thực tế.

Hẳn khi một người – dù thuộc bất cứ ngôn ngữ nào – khi quá sợ hãi, quá hồi hộp hoặc bị sốc đều có cảm giác tim nhảy đi đâu đó. Đó là lý do khiến người Việt và người Anh đều có những cụm từ tương tự nhau để mô tả cảm giác này. Người Việt nói “tim bắn ra ngoài lồng ngực” còn người Anh nói “tim nhảy lên miệng” – “Heart in your mouth”.

Thành ngữ này được dùng đầu tiên  trong một bài thơ của nhà thơ Anh thuộc thế kỷ 15 William Langland. Người ta dùng câu này dựa vào việc khi một cái đinh cửa được đóng vào cửa, người ta “đóng chết” nó luôn ở đó để gắn các bộ phận lại với nhau và không dễ gì tháo ra. Từ đó, khi muốn nhấn mạnh ai hay cái gì “chết thẳng cẳng” hoặc không dùng được nữa, người ta nói “as dead as a doornail”.

Chẳng việc gì dễ hơn ăn kẹo hay ăn bánh cả. Do đó, không khó hiểu khi người Việt nói “dễ như ăn kẹo” còn người Anh nói “dễ như ăn bánh”.

Tiếng Việt là một trong 4 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất tại Mỹ

Kết quả khảo sát của Cục Điều tra dân số Mỹ cho thấy, tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ 4 tại Mỹ, sau tiếng Tây Ban Nha, Trung Quốc và Tagalog

tieng-viet-thuoc-top-4-ngoai-ngu-pho-bien-nhat-tai-myhttps-wwwalsintlcom-blog-top-10-languages-

Số người ở Mỹ nói một ngôn ngữ khác với tiếng Anh đã tăng gấp đôi so với năm 1980.

Trong đó, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ phổ biến nhất với hơn 37,58 triệu người nói, tăng 210% so với năm 1980. Cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha tập trung nhiều nhất ở Los Angeles, New York, Miami và Chicago.

Tiếng Trung Quốc (cả Quan Thoại lẫn Quảng Đông) được sử dụng bởi 2,88 triệu người, tập trung chủ yếu ở các thành phố New York, Los Angeles hay San Francisco.

Tagalog – ngôn ngữ của người Phillipines có hơn 1,59 triệu người nói ở Mỹ – tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua và vừa vượt tiếng Pháp và tiếng Việt trong danh sách. Ngôn ngữ này được nói nhiều ở Los Angeles, San Francisco, New York và San Diego.

Bản đồ ngôn ngữ phổ biến nhất tại Mỹ, không tính tiếng Anh và Tây Ban Nha. Số liệu tổng hợp từ "Nghiên cứu Cộng đồng nước Mỹ" do Cục Thống kê dân số thực hiện. Ảnh: Ben Blatt/Slate

Bản đồ ngôn ngữ phổ biến nhất tại Mỹ, không tính tiếng Anh và Tây Ban Nha. Số liệu tổng hợp từ “Nghiên cứu Cộng đồng nước Mỹ” do Cục Thống kê dân số thực hiện. Ảnh: Ben Blatt – Slate.

Số người nói tiếng Việt tăng 510% kể từ 1980 khiến đây là ngoại ngữ có sự thay đổi lớn nhất ở Mỹ. Hiện có gần 1,42 triệu người nói tiếng Việt, tập trung nhiều ở Los Angeles, San Jose, Houston, Dallas và giữa các thành phố khác.

Tiếng Pháp là ngoại ngữ phổ biến thứ 5 tại Mỹ với hơn 1,3 triệu người nói, chủ yếu tại  New York, Washington DC, Boston và Miami. Số người nói tiếng Pháp tăng 28% kể từ năm 1980.

Tiếng Đức và Hàn Quốc xếp ở hai vị trí tiếp theo, lần lượt với hơn một triệu người sử dụng, tập trung nhiều tại Los Angeles, New York, Washington DC và Chicago.

Ba cái tên còn lại trong Top 10 ngôn ngữ thứ hai được sử dụng tại Mỹ là Ảrập, Nga và Italy. Trong đó, Italy là ngôn ngữ duy nhất chứng kiến sự giảm mạnh số người nói từ năm 1980, chỉ còn một nửa với hơn 723.000 người.