0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Phiên dịch, Truyền thông & Tiếng Anh toàn cầu (P.2)

Tham gia vào các cuộc họp đa ngôn ngữ

Tôi đã thấy nhiều minh họa cho giả định rằng dịch thuật là cho những người khác, một dịch vụ được cung cấp với những ràng buộc quý tộc để thích nghi với mô hình toàn cầu hóa hiện nay. Dưới đây là một ví dụ.

Một vài năm trước đây, vào buổi sáng đầu tiên của một cuộc họp, tôi dừng lại bên bàn phân phát tai nghe để nói lời chào những người đang làm việc với thiết bị này. Khi chúng tôi đang nói chuyện, một người tham dự tiến đến hỏi mượn một tai nghe, dẫn đến cuộc trao đổi ngắn này (tôi không đổ lỗi cho các nhân viên, có lẽ họ đã nhận được hướng dẫn trả lời mọi người như thế nào):

Anh đang phân phát các bộ thiết bị phiên dịch phải không?
Anh có nói tiếng Anh không?
Có.
Chà, thế thì anh không cần thiết bị này đâu.

Tua nhanh đến phiên họp đầu tiên. Những diễn giả đều nói tiếng Anh, nhưng trong phần hỏi đáp, một người đã cầm micro lên và nói anh ta muốn nói tiếng Tây Ban Nha, một trong những ngôn ngữ chính thức. Khi anh bắt đầu nói chuyện, những người còn lại nhận ra họ không được trang bị gì để hiểu diễn giả sắp nói gì. Ngay lập tức cả hội trường náo loạn, cuộc họp bị gián đoạn, và ai đó được cử đi để lấy tai nghe. Sự chậm trễ đáng xấu hổ này cuối cùng buộc diễn giả người Tây Ban Nha phải phát biểu bằng tiếng Anh. Và sự kiện đó đã thiết lập phần còn lại của cuộc hội thảo trong tuần: không ai nói ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh nữa. Một số người có lẽ đã chọn không nói gì cả.

Giai thoại này minh họa những gì phiên dịch viên biết và những nghiên cứu đang bắt đầu khẳng định, là sự tham gia tích cực giảm đi khi mọi người không được nói tiếng mẹ đẻ của mình. Giao tiếp trở thành một chiều. Khán giả có thể được mời để đặt ra câu hỏi, nhưng họ không được đối xử như người tham gia đối thoại.

Kết luận

Truyền thông không phải là một loại mặt hàng. Nếu mục đích là để chia sẻ ý tưởng trên cơ sở bình đẳng và tìm hiểu lẫn nhau, thì chỉ dùng tiếng Anh đơn giản là không đủ. Trong các hội nghị quốc tế, cơ hội để lắng nghe ngôn ngữ mẹ đẻ của một ai đó cần được đồng hành với quyền được nói ngôn ngữ đó, và thực sự được lắng nghe. Sự đa ngôn ngữ phải được chấp nhận, lợi ích của nó phải được đánh giá cao. Phiên dịch chuyên nghiệp sẽ nuôi dưỡng sự tham gia và giao tiếp mạnh mẽ hơn, vượt qua những chia cắt về văn hóa.


DỊCH TIẾNG là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ phiên dịch hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Tiếng đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichthuattieng.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.



Để lại bình luận