NHỮNG THÁCH THỨC KHI PHIÊN DỊCH QUA ĐIỆN THOẠI
Có rất nhiều chướng ngại cần phải vượt qua khi phiên dịch qua điện thoại ngoài việc không được trực tiếp đối diện với người ở bên kia đầu dây. Những chướng ngại này có thể khiến phiên làm việc của bạn trở nên căng thẳng, mệt mỏi và đáng sợ hơn, nhưng bất cứ lúc nào cũng hãy tự nhắc mình giữ bình tĩnh. Đúng, giữ bình tĩnh. Thật bình tĩnh! Sự bình tĩnh này sẽ giúp bạn tự định hướng bản thân không vồ vập hay đông cứng lại và chẳng biết nói gì. Đừng quên bạn ở đây vì khách hàng và những người không rành rẽ ngoại ngữ cần bạn làm cầu nối để giao tiếp. Do đó, bạn phải làm chủ được tình hình.
Dưới đây là một số thách thức cần vượt qua khi phiên dịch qua điện thoại.
CÓ QUÁ NHIỀU GIỌNG NÓI. Kinh nghiệm cho thấy khi có nhiều người tranh nhau nói cùng một lúc, người nghe sẽ chẳng nghe ra được ai đang nói hay họ đang nói gì. Điều này cũng đúng cho những hội nghị qua điện thoại. Vậy chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta có thể cố gắng ngắt lời và đề nghị chỉ có một người phát biểu mỗi lần. Nếu cách này không ổn, chúng ta nên chờ tới khi tất cả các diễn giả đều ngừng lại trước khi dịch để tránh gây thêm lộn xộn và tiếng ồn, bởi đôi khi một khoảng tạm nghỉ có thể bị cho là diễn giả đã nói xong ý của mình. Nên tạm dừng một vài giây và phiên dịch khi chắc chắn là diễn giả đã phát biểu xong.
DIỄN GIẢ NÓI LIÊN TỤC. Viễn cảnh lý tưởng nhất khi phiên dịch là diễn giả chia bài nói thành từng đoạn nhỏ, cho phép phiên dịch viên hiểu và tiếp nhận thông tin theo từng đoạn đó và tiếp tục mạch suy nghĩ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều quen với việc nghĩ xong trước khi ngừng lại, nên chuyện này không phải lúc nào cũng xảy ra. Phải nghe, hiểu và truyền tải một đoạn thông điệp dài ngay lập tức rất dễ gây nản lòng, nhưng hãy cứ ghi chép các ý chính, và nếu thấy đoạn nói này đã quá dài, phiên dịch viên có thể nhẹ nhàng lên tiếng đề nghị dịch trước những gì đã được nói trước khi diễn giả tiếp tục. Nếu cách này không được, hãy chờ diễn giả nói xong xuôi, sau đó yêu cầu nhắc lại ngắn gọn hơn. Phiên dịch viên cần chú ý đến những chi tiết có thể ảnh hưởng đến sự thống nhất của nội dung hoặc sự trơn tru khi giao tiếp để có biện pháp thích hợp khi phiên dịch.
BỊ NGẮT LỜI. Khi đang phiên dịch, người nghe có thể ngắt lời bạn giữa câu để nêu ý kiến phản ứng của họ với những nội dung vừa được nghe. Thường thì người nghe sẽ ngắt lời khi có quá nhiều thông tin được truyền tải một lúc và họ sẽ đặt câu hỏi trước khi bạn hoàn chỉnh phần phiên dịch của mình. Hãy ghi chú lại phần đang phiên dịch dở và dịch lại sau. Bằng cách này, giao tiếp vẫn diễn ra liên tục và phía bị ngắt lời vẫn hiểu chuyện gì đang diễn ra. Sau khi đã giải quyết xong “sự cố” này, hãy hỏi diễn giả liệu bạn có thể tiếp tục hoàn chỉnh phần phiên dịch của thông điệp trước hay không. Thường thì họ sẽ vui vẻ để bạn làm việc của mình.
CẢM GIÁC KHÔNG THOẢI MÁI. Những phiên phiên dịch qua điện thoại có thể gây khó chịu vì nhiều lý do. Bạn sẽ cảm thấy căng thẳng hơn và khó tập trung vào công việc. Điều cốt yếu ở đây chính là phải luôn giữ bình tĩnh và đừng vội vàng. Đừng nói quá nhanh, kể cả khi diễn giả nói cũng nhanh. Mục tiêu của bạn luôn là truyền tải thông điệp càng chính xác càng tốt để người nghe hiểu càng rõ càng tốt.
CỐ GẮNG ĐỂ THEO KỊP. Mặc dù cần giữ bình tình và không vội vàng, nhưng khi bạn nhận được một cuộc gọi khẩn cấp, như gọi cấp cứu, thì tốc độ, sự chính xác và khả năng suy nghĩ thật nhanh là cực kỳ quan trọng. Hãy đảm bảo bạn theo kịp những gì đang xảy ra, nhưng đừng quá gây áp lực cho bản thân – bạn có thể sẽ phạm sai lầm hoặc bị rối loạn. Hãy nhớ: dịch nhanh không có nghĩa là bạn phải cuống lên.
Tóm lại, dù trở ngại có là gì, hãy hít một hơi thật sâu và nhớ giữ bình tĩnh. Hãy nỗ lực hết mình để truyền tải thông điệp, giúp khách hàng giao tiếp hiệu quả.
DỊCH TIẾNG sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch thuật công chứng nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Trung, Nhật, Đức, Hàn và nhiều ngôn ngữ khác) chất lượng cao với giá cạnh tranh. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline +84 934 425 988. Tham khảo thêm thông tin tại website: http://www.dichthuattieng.com/
Để lại bình luận