Biên dịch và phiên dịch thường được coi là hai lĩnh vực khác nhau, nhưng thành thạo một lĩnh vực có thể giúp bạn làm tốt ở lĩnh vực còn lại.
Thách thức lớn nhất mà bất cứ chuyên gia biên dịch hay phiên dịch nào phải đối mặt là yêu cầu duy trì tính chính xác về nghĩa khi gặp phải những diễn đạt từ ngữ không trùng khớp về nghĩa giữa các ngôn ngữ.
Từ ngữ luôn có rất nhiều nghĩa, và chỉ bị “khóa nghĩa” khi bạn sử dụng chúng trong một câu, tức là trong câu đó, từ chỉ mang một nghĩa nhất định. Đó là lý do tại sao chỉ có kiến thức học thuật về một ngôn ngữ không bao giờ là đủ để làm những công việc mang tính chuyên môn trong cả biên dịch hay phiên dịch. Bạn cần có khả năng tìm ra ý nghĩa từ ngữ cảnh cũng như từ những định nghĩa cứng nhắc.
Bạn có thể nghĩ đến bất kỳ loại hình dịch thuật ngôn ngữ nào – trong thời gian thực (phiên dịch) hay dịch trên giấy/kỹ thuật số (biên dịch) – như một cán cân: Một bên cán cân là nghĩa đen, bên kia là văn phong và giai điệu. Mục tiêu của bất cứ biên dịch viên hay phiên dịch viên nào cũng là đạt được sự cân bằng giữa hai cán cân đó một cách chính xác: Duy trì ý nghĩa của văn bản trong khi vẫn truyền đạt chính xác giọng điệu, văn phong và các yếu tố nghệ thuật khác. Ngay cả những văn bản học thuật hay pháp lý cũng có giọng điệu của chúng – mặc dù giọng điệu đó chỉ được mô tả là “đều đều”. Để đạt được sự cân bằng này, bạn phải thông qua 3 bước sau đây.
Tiếp cận
Cách tiếp cận của bạn với văn bản sẽ bị chi phối một phần bởi chính văn bản. Bạn sẽ tiếp cận một hướng dẫn sử dụng sản phẩm theo cách khác hẳn so với cách tiếp cận một bài thơ – và xác định cách tiếp cận đúng luôn phải là bước đầu tiên trong quá trình dịch, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác của bạn về sau. Một khi bạn biết mình đang làm việc với loại văn bản gì, bạn có thể xem lại các dự án dịch mình đã từng làm hoặc tham khảo ý kiến của những người khác nếu bạn chưa bao giờ dịch loại văn bản cụ thể đó, để nhận biết những vấn đề tiềm ẩn trong công việc.
Giải nghĩa
Mặc dù phiên dịch thường được coi là một lĩnh vực tách biệt hoàn toàn với phiên dịch, nhưng không thể phủ nhận rằng giữa hai lĩnh vực này có một mối quan hệ khá gần gũi. Công tác biên dịch có thể trở thành bước thứ 2 cần làm để xử lý văn bản gốc, cũng giống như phiên dịch. Bạn sẽ làm thế nào để truyền đạt ý nghĩa mà không cần quá lo lắng về văn phong? Bằng việc giải nghĩa văn bản trước, bạn sẽ hiểu được văn bản gốc muốn nói gì, và hiểu biết đó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều khi bạn làm việc trên cửa sổ bộ nhớ dịch thuật mà không có nhiều ngữ cảnh để dựa vào.
Dịch thuật
Cuối cùng, với ý nghĩa tổng quát đã được cố định trong tâm trí, bạn có thể áp dụng kiến thức và những kỹ năng đã được đào tạo để dịch văn bản ở mức độ câu hoặc đoạn văn để nắm bắt ý nghĩa, sau đó thêm vào các yếu tố nghệ thuật cần thiết để tạo giọng điệu và văn phong phù hợp. Đương nhiên, bạn sẽ phải giành phần lớn thời gian ở bước này – nhưng bạn sẽ làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn nếu đã thực hiện hai bước đầu tiên.
Dịch thuật không đơn giản chỉ là máy móc dịch từng từ bằng cách tra từ điển. Hãy dừng lại một chút, hít thở sâu, sau đó áp dụng ba bước trên để thành công trong dịch thuật.
Để lại bình luận