(tiếp theo)
Bài kiểm tra đầu tiên đo tốc độ của các quá trình nhận thức (hoặc sáng tạo) khi giải quyết các vấn đề không lời MỚI. Nó dựa trên một bài kiểm tra được nhà sư phạm nổi tiếng người Nga Boris Nikitin phát triển, người đã lập ra định luật phổ quát về “Sự tuyệt chủng không thể đảo ngược của Khả năng để Phát triển Hiệu quả các năng lực: IEPEDA “. Ông đã làm việc rất nhiều với những trẻ em và người lớn “bình thường”, quan sát mức độ sáng tạo của họ “lớn lên” trong khi sử dụng các “trò chơi mang tính phát triển”. Có một sự tương quan rõ ràng giữa tốc độ trao đổi giữa hai bán cầu và tốc độ giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Tốc độ càng cao, hoạt động sáng tạo của người được kiểm tra càng thể hiện tốt, và họ càng có nhiều cơ hội trở thành một người giỏi phiên dịch song song hoặc phiên dịch đuổi. Tôi cho rằng sự lưu loát gần ngang bằng người bản ngữ khi nói từ hai ngôn ngữ trở lên (ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích) là một yêu cầu quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất cần được các phiên dịch viên tương lai phát triển. Như những gì tôi đã biết, các kỹ năng ngôn ngữ có thể được phát triển và cải thiện, nhưng khả năng trao đổi nhanh và hiệu quả giữa hai bán cầu não dường như giống một kỹ năng bẩm sinh hơn, vì thế điều quan trọng là ngay từ đầu chúng ta phải biết mình đang làm việc với cái gì. Như Boris Nikitin đã nói, không bao giờ là quá muộn để học hành, và một bài tập luyện bao gồm các trò chơi không lời mang tính phát triển có thể giúp cải thiện đáng kể hiệu quả làm việc của phiên dịch viên chuyên nghiệp. Các loại trò chơi câu đố khác nhau như khối Rubik có thể giúp các phiên dịch viên tương lai tăng cường sự tương tác giữa hai bán cầu não.
Bài kiểm tra thứ hai xác định sinh viên được kiểm tra thuộc nhóm nào: thuận tay trái hay thuận tay phải. Kiến thức này sẽ đóng vai trò quan trọng nếu người hướng dẫn muốn đưa ra các “nhiệm vụ” khác nhau cho sinh viên của mình dựa trên việc họ thuận tay phải hay tay trái. Không ai thắc mắc sự khác biệt giữa các mô hình học tập kiểu “phương Tây” và “phương Đông”, nhưng có khoảng cách về nghiên cứu các cơ chế tạo ra sự khác biệt với các quá trình học tập của chúng ta dựa vào việc chúng ta thuận tay nào.
Sự chú ý
Như nghiên cứu cho thấy, không thể phân chia sự chú ý của một người giữa hai hành động độc lập khi cả hai đều đòi hỏi sự tập trung ở mức độ cao nhất. Ngay cả đào tạo lâu dài và liên tục cũng không thể giúp khắc phục vấn đề này (xem Granovskaya, 1997: 52).
Sự tập trung và sự chú ý bị phân tán
Sự chú ý bị phân tán có thể được so sánh với ánh sáng khi đi qua một tinh thể mờ và chiếu sáng một vùng rộng lớn. Nếu chúng ta sử dụng ống kính thay vì một tinh thể mờ, vị trí được chiếu sáng với ánh sáng tập trung vào đó sẽ có kích thước nhỏ đi rất nhiều nhưng lại sáng hơn. Tập trung sự chú ý hướng nhận thức của chúng ta vào một sự vật, và những sự vật ngoại vi khác biến mất. Các nghiên cứu về hoạt động não ở trạng thái tập trung cao độ cho thấy không có hoạt động bất đối xứng nào tại thời điểm cụ thể đó và cả hai bán cầu não hoạt động phối hợp cùng một lúc (Xem Granovskaya, 1997: 60).
Sự liên kết giữa các hoạt động
Sự liên kết được định nghĩa là tốc độ chuyển từ một dạng hoạt động này sang dang hoạt động khác. Sự chú ý bị phân tán cho phép chúng ta giữ một vài sự vật khác nhau trong phạm vi trường chú ý của mình. Một người càng “thụ động” hay “thư giãn”, kết quả hoạt động của sự chú ý “bị phân tán” càng tốt hơn. Vai trò của người hướng dẫn là giải thích điều này và tạo ra những trạng thái cần thiết khi dạy học. Sự tự tin có thể hỗ trợ đáng kể trong việc tạo ra một trạng thái “thư giãn” trong quá trình phiên dịch song song (xem Granovskaya, năm 1997: 62, 63).
Sự ưu tiên của tai/bán cầu trội
Có một sự phụ thuộc rõ ràng vào bên bán cầu trội và bên mắt được ưu tiên ở đây. Có bất kỳ sự phụ thuộc tương tự nào giữa bên bán cầu não trội và bên tai trội hoặc “thoải mái” của phiên dịch viên không?
Vẫn chưa có kết quả chính thức cuối cùng về sự ưu tiên lắng nghe của tai trái/phải ở các phiên dịch viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một số phiên dịch viên đang hành nghề khẳng định rằng khi đặt hơi lệch một bên tai nghe, họ có thể tập trung tốt hơn vào thông điệp sắp được phát ra với một tai ngay cạnh tai nghe và kiểm soát bản dịch ở ngôn ngữ L2 của họ bằng bên tai đặt lệch tai nghe kia.
Hiện vẫn chưa rõ tai đặt lệch có cùng bên với tai được áp ống nghe vào khi nghe điện thoại hay không, hay phiên dịch viên thuận tay nào thì sẽ để lệch tai nghe ở tai bên đó, nhưng có một điều chắc chắn là: mỗi phiên dịch viên tập sự đều cần tìm ra bên tai “thoải mái” của mình khi lắng nghe và phiên dịch các kết hợp ngôn ngữ. Trong các lớp thực hành của mình, tôi chỉ nói với các sinh viên phiên dịch song song về khả năng này và đề nghị họ thử lắng nghe mỗi một bên tai với một kết hợp ngôn ngữ. Một số người trong số họ nhận ra ngay tại lớp rằng có một bên tai lắng nghe “thoải mái hơn”. Những người khác lại cần thêm thời gian và tự quan sát đánh giá bản thân trước khi xác định được bên tai đó.
Để lại bình luận