0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Trong phần 1, bài viết đã đưa ra một số nguyên tắc giảng dạy và đào tạo phiên dịch viên. Phần 2 này tiếp tục đưa ra các nguyên tắc còn lại.

Nguyên tắc thứ ba là:

Nỗ lực nâng cao khả năng tập trung và chú ý của sinh viên ngay từ đầu.

Ví dụ: Một bài tập với các yếu tố gây xao nhãng, như âm thanh lớn, điệu bộ phô trương quá mức, v…v… Đây là dạng “môi trường được mô hình hóa để gây xao nhãng” mà tôi gọi là “huấn luyện trong các điều kiện trở ngại.” Bất kỳ người hướng dẫn nào cũng có thể tự tạo danh sách yếu tố gây xao nhãng của mình, tùy vào quy mô của nhóm sinh viên hay mục đích cụ thể của họ.

Nguyên tắc thứ tư là:

Một bài tập mới cần được giải thích rõ ràng và đơn giản để sinh viên có thể hiểu và thực hiện đúng theo trong lần đầu tiên (với một buổi trao đổi sau đó). Lần kế tiếp, bài huấn luyện sẽ phải khó hơn (ở mức độ thực sự khó hoặc gần như khó ngang với tình huống thực tế). “Khó ngang với tình huống thực tế” tức là những yêu cầu cao về tốc độ trình bày, độ phức tạp của câu, hoặc từ vựng cụ thể và chuyên ngành.

Nguyên tắc thứ năm là:

Nhiệm vụ của tôi không phải là dạy từ vựng.

Thứ nhất, lý do là vì các phiên dịch viên tập sự học bằng Thạc sỹ phải có một trình độ thông thạo “đủ dùng” với ngôn ngữ L2 và L3. Đó là tiêu chuẩn chính để tuyển sinh cho các khóa học thạc sỹ. Mục đích hết sức rõ ràng: chúng tôi không dạy ngôn ngữ, chúng tôi dạy “phiên dịch”.

Thứ hai, trong bất cứ trường hợp nào tôi cũng nghĩ việc dạy từ mới ở cấp độ từng từ trong các khóa học Thạc sỹ là một hành động phí thời gian. Trách nhiệm của sinh viên là luôn phải củng cố vốn từ vựng của họ nếu muốn trở thành những phiên dịch viên chuyên nghiệp. Đồng thời, “khóa học lý tưởng” có thể bao gồm một số giờ giảng chuyên môn thuần túy đi sâu vào từng từ (không dạy) từ ngôn ngữ L1 sang ngôn ngữ L2 và ngược lại.

Cần nhận thấy rằng hầu hết các trường phiên dịch hiện đại (dành cho sinh viên và nghiên cứu sinh) sử dụng rất nhiều phương pháp ngôn ngữ trong thực tế giảng dạy, nghiên cứu từ vựng trên cơ sở từng từ và trong cấu trúc câu, đoạn văn và cả văn bản, cũng như cung cấp một lượng lớn thông tin lý thuyết. Đồng thời, họ không chú ý đến (hay đơn giản là bỏ qua) những kỹ năng tâm lý học ngôn ngữ – như tôi đã mô tả ở trên – những kỹ năng rất cần thiết với bất cứ phiên dịch viên chuyên nghiệp nào (hiệu quả với cả phiên dịch song song và phiên dịch đuổi). Pearl, trong bài viết đề cập ở trên, đã đưa ra một số quan sát rất chính xác và quan trọng về điểm này.

(còn tiếp)



Để lại bình luận