0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Những hiểu nhầm phổ biến về biên dịch và phiên dịch

Quanh lĩnh vực dịch thuật có rất nhiều sự hiểu lầm. Hãy cùng xem xét 5 hiểu lầm thường thấy nhất về biên dịch và phiên dịch.

Phiên dịch và biên dịch

Biên dịch và phiên dịch đều là phiên dịch hội nghị

Đây là hiều nhầm lớn nhất trong tất cả. Sử dụng thuật ngữ biên dịch và phiên dịch thay thế cho nhau là một điều thường thấy và dễ hiểu, nhưng với những người làm việc trong ngành, đó là một sự chối tai. Một biên dịch viên là người nhận tài liệu dạng viết ở ngôn ngữ này và biến đổi văn bản sang ngôn ngữ khác mà vẫn giữ được ý nghĩa nguyên bản. Trong khi đó, phiên dịch viên lại truyền tải thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia bằng lời nói.

Nếu có thể biên dịch, bạn cũng có thể phiên dịch

Như đã định nghĩa, đây là hai dịch vụ ngôn ngữ khác nhau. Dịch từ ngữ trong văn bản cần thời gian và sự thực hành. Tùy vào độ phức tạp, dịch nội dung một trang văn bản có thể mất đến hàng giờ. Biên dịch viên có từ điển và các tài liệu tham khảo khác để dịch tài liệu chính xác trong khi vẫn giữ nguyên vẹn nội dung. Phiên dịch lại là một quá trình nhanh hơn rất nhiều, và đòi hỏi những người có khả năng suy nghĩ nhanh để phiên dịch mà không cần từ điển. Phiên dịch viên liên tục lắng nghe những gì diễn giả nói, hiểu được ý nghĩa cần truyền đạt, sau đó truyền tải lại thông điệp đó bằng ngôn ngữ đích. Đồng thời với hoạt động đó, phiên dịch viên cũng liên tục lắng nghe các thông tin khác để xác nhận bản dịch là chính xác.

Bất cứ ai nói nhiều hơn một ngôn ngữ ngay lập tức có thể trở thành biên dịch viên hoặc phiên dịch viên.

Không đúng. Để trở thành biên dịch viên hoặc phiên dịch viên, bạn cần kiến thức nền sâu rộng về cả hai ngôn ngữ, cũng như nhất thiết phải giỏi đa nhiệm. Những người hành nghề chuyên nghiệp đều đã được đào tạo bài bản và học hỏi các kỹ năng nghề nghiệp tại trường học. Cả hai nghề này đều cần nhiều năm để hoàn thiện kỹ năng, và ngay cả khi đã nắm vững kỹ năng, người làm nghề vẫn phải tiếp tục được đào tạo về từ vựng và các lĩnh vực chuyên môn.

Yếu tố văn hóa đằng sau ngôn ngữ là không liên quan

Văn hóa và bối cảnh là hai khía cạnh sống còn của mọi ngôn ngữ. Tiếng lóng, thành ngữ và cụm từ thông tục là những vấn đề phức tạp và trong một số trường hợp gần như không thể được dịch sang ngôn ngữ khác. Phiên dịch viên cần có khả năng nhận ra các sắc thái văn hóa và thành ngữ trong ngôn ngữ họ làm việc cùng để truyền tải đúng giọng điệu và thông điệp. Một số nền văn hóa có thể đối xử với những người lạ một cách trang trọng, và một số nền văn hóa khác lại đối xử với người lạ một cách thân mật. Nếu một người hành nghề chuyên môn không nhận ra sự khác biệt này và không thể kết hợp nó vào quá trình làm việc, nhiều vấn đề lớn sẽ nảy sinh.

Nếu bạn là một biên dịch viên/phiên dịch viên, bạn có thể làm việc với bất cứ chủ đề nào.

Bạn đã bao giờ nghe thấy một bếp phó nói chuyện với một bác sĩ cấp cứu về cách tốt nhất để vận hành một máy bay chiến đấu chưa? Nhiều khả năng là chưa đâu. Với một loạt các chủ đề và các lĩnh vực chuyên môn ngày nay, không có cách nào để biết hết mọi từ ngữ dùng trong các lĩnh vực đó. Biên dịch viên và phiên dịch viên thường chỉ có chuyên môn về một số chủ đề và ngành nghề, và đều tránh biên dịch hoặc phiên dịch về những lĩnh vực họ không biết hoặc không thoải mái khi làm việc cùng.


DỊCH TIẾNG là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Tiếng đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichthuattieng.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.



Để lại bình luận