Ai là người dịch thuật cho khủng bố? Khi một tên khủng bố hay binh sĩ nước ngoài bị bắt giữ, ai sẽ là người chịu trách nhiệm dịch thuật trong phiên thẩm vấn? Câu hỏi này có vẻ nhỏ nhặt nhưng thực ra lại rất quan trọng, bởi những thông tin thu được từ thẩm vấn thường sẽ là cơ sở cho các chiến thuật trên chiến trường cũng như chính sách chống khủng bố của chính phủ.
Những dịch giả của quân đội Mỹ, chính xác hơn là những phiên dịch viên chuyên nghiệp, thường được mời đến buổi thẩm vấn, lắng nghe những gì mà người bị thẩm vấn nói bằng tiếng Ả Rập, Farsi, Davi, Pashtu, v…v… rồi dịch lại sang tiếng Anh. Hãy cùng xét ví dụ dịch thuật tiếng Ả Rập trong phiên thẩm vấn nghi can khủng bố.
Trước tiên, buổi thẩm vấn sẽ được ghi âm lại, để mọi điều được nói ra có thể được kiểm tra lại lần nữa bởi các chuyên gia ngôn ngữ khác. Chuyện này có được làm thật hay không, có các chuyên gia ngôn ngữ khác làm công tác kiểm tra lại hay không, chất lượng bản ghi âm có tốt không – tất cả đều không được đi sâu ở đây. Ngoài ra, việc ghi âm lại các phiên thẩm vấn dù có ích những vẫn là liều lĩnh, bởi có rất nhiều hãng tin, tổ chức nhân quyền,v..v… muốn có trong tay những bản ghi này, và sẽ công bố chúng mà không đưa ra ngữ cảnh cần thiết để dư luận hiểu chuyện gì đang diễn ra.
Thứ hai (điều này được những người tham gia hệ thống tiết lộ), những người dân bản địa nói phương ngữ Ả Rập bản địa sẽ được đưa tới hỗ trợ quá trình thẩm vấn tên khủng bố hoặc kẻ bị bắt giam. Muốn có được kiến thức đầy đủ về những từ lóng, thành ngữ, phương ngữ… của một ngôn ngữ, chúng ta cần nhiều năm sống trong môi trường ngôn ngữ đó nếu muốn làm chủ nó. Vì thế, đưa một người đã biết rõ tất cả những điều này là hết sức có ích. Tuy nhiên, đây cũng là một động thái rủi ro, bởi người bản ngữ đó có thể sẽ không biết cách giải thích những cụm từ ngôn ngữ cụ thể, hoặc không biết cách thích nghi với việc theo dõi một phiên thẩm vấn hay tra khảo.
Vì vậy, ở đây cần một công tác phối hợp có phần kỳ quặc. Một người lính Mỹ với kiến thức hạn chế về tiếng Ả Rập sẽ làm việc cùng một người dân Iraq địa phương để thẩm vấn kẻ bị bắt giữ. Về bản chất, công việc này khá mang tính “tam sao thất bản”. Khi một người sẽ đưa ra một thông điệp, rồi truyền qua người kế tiếp rồi lại người kế tiếp, thông điệp ấy sẽ bị cắt xén và biến đổi đi. Trong trường hợp thẩm vấn, sự biến đổi này có thể gây ra thảm họa.
Không có thiết bị công nghệ nào được sử dụng khi thẩm vấn, tất cả đều là công việc của những người được đào tạo ở những trình độ khác nhau để làm những công việc đa dạng. Các phiên dịch viên/biên dịch viên quân đội không thực sự được đào tạo về những kỹ năng này, và thiếu trình độ sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong hầu hết các trường hợp. Người thẩm vấn có thể không biết nói ngôn ngữ mà kẻ bị bắt giữ sử dụng, và vì thế tất cả phụ thuộc vào dịch giả/phiên dịch viên, những người lại phải nhờ sự trợ giúp của người bản ngữ. Không khó tưởng tượng rằng nhiều lỗi sai và bỏ sót từ hay hiểu nhầm ý chắc chắn sẽ phát sinh.
Hiện chưa rõ cộng đồng tình báo và quân sự đang làm gì để giải quyết vấn đề này. Mặc dù đã có một số chương trình thúc đẩy học tập ngôn ngữ của chính phủ lập ra, cũng như ngân sách dành cho các trường học để thiết lập hoặc cải thiện các khóa đào tạo tiếng Ả Rập cũng như các ngôn ngữ nước ngoài cấp thiết khác, và tuyển mộ những người biết dùng những ngôn ngữ này, nhưng tới nay vẫn chưa có nhiều tiến bộ đáng kể. Bởi học ngôn ngữ là một quá trình dài và gian khổ, kết quả không dễ thấy ngay chỉ sau vài năm. Và sự thật là, chúng ta sẽ phải chờ một thời gian rất dài mới thấy được kết quả.
DỊCH TIẾNG là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Tiếng đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichthuattieng.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.
Để lại bình luận