0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Lời khuyên cho các phiên dịch viên mới vào nghề (P2)

Ở phần trước, bài viết đã đề cập đến một số khía cạnh mà phiên dịch viên mới vào nghề cần lưu ý. Phần này sẽ tiếp tục đưa ra những lời khuyên khác khi hành nghề cho phiên dịch viên.

Ở phần trước, bài viết đã đề cập đến một số khía cạnh mà phiên dịch viên mới vào nghề cần lưu ý. Phần này sẽ tiếp tục đưa ra những lời khuyên khác khi hành nghề cho phiên dịch viên.

Truyền đạt

Hãy tìm cách cải thiện cách truyền đạt của mình. Hãy thử phiên dịch một cách sinh động giống như cách mà diễn giả đang nói. Có một điều rất thú vị là khi chuyển giữa các kênh phiên dịch, bạn sẽ thấy rất nhiều sự khác biệt: diễn giả có thể nói giọng Anh buồn tẻ, nhưng đôi khi bản phiên dịch tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Ý lại sinh động đến nỗi khiến bạn nghĩ rằng diễn giả này là một tay hiếu chiến, trong khi bản tiếng Pháp lại thể hiện một người cảnh giác và bối rối. Tuy nhiên, đừng đi về phía thái cực còn lại. Dù bạn có phiên dịch chuẩn xác đến đâu, nhưng nếu sử dụng chất giọng đều đều không có chút sinh khí để truyền tải, sẽ chẳng có ai muốn nghe, và các đại biểu có thể còn sẽ lăn ra ngủ gật khi nghe bạn phiên dịch, nhất là sau khi họ vừa kết thúc bữa trưa.

Tạo ra giai điệu dễ chịu trong giọng nói là điều rất quan trọng: dù bạn có thấy tuyệt vọng đến đâu, cũng đừng thể hiện sự tuyệt vọng đó qua giọng nói. Hãy cố ngả lưng vào ghế và thư giãn vừa đủ để cải thiện cách nói của mình, hoàn thiện câu nói đầy đủ, và có thể là dùng những từ ngữ khác với diễn giả để tiến gần hơn với ý nghĩa cần truyền đạt. Khi đã có nhiều kinh nghiệm và sự tự tin hơn, bạn sẽ học được cách không theo quá sát dịch giả, mà dừng lại và để những từ kỳ quặc vào một cái “túi” trong não để về sau lấy ra dùng khi diễn giả nói chậm lại.

Tính chính xác

Theo báo cáo của B. Grote (AIIC) về một cuộc họp thông tin giữa 5 “người dùng” phiên dịch và 35 phiên dịch viên hội nghị năm 1980, “các đại biểu cảm thấy phiên dịch viên cần xem bản thân họ như một phần của một “cỗ máy tư duy” phức tạp, mà ở đó các phiên dịch viên giỏi nhất là những người có thể dễ dàng quên đi, và phiên dịch viên phải hiểu công việc của họ theo nghĩa đen và “phiên dịch” lời nói của diễn giả một cách trung thành như một nghệ sĩ piano diễn giải một bản sonata.”

Trong trường hợp cảm thấy nghi ngờ: hãy đặt tính chính xác lên trên hết.

Những diễn giả nói nhanh và cách tận dụng giọng nói của bạn

Mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn nếu bạn được đọc và chuẩn bị theo bài nói của diễn giả từ trước. Tuy nhiên, dù bạn có được làm điều đó hay không, chiến lược mà các phiên dịch viên có kinh nghiệm áp dụng là hãy cô đọng lại lời nói. Có thể thực hiện điều này mà không gây ra bất cứ mất mát thông tin nào. Đây được gọi là “xử lý vĩ mô” và là một hoạt động cần thiết khi thông tin diễn giả đưa ra quá dày đặc khiến bạn không có đủ thời gian truyền đạt tất cả sang ngôn ngữ đích, bất kể tốc độ nói của diễn giả là nhanh hay chậm. Theo Marianna Sunnari của Đại học Turku ở Phần Lan:

“Khi làm việc với các ngôn ngữ có cấu trúc khác nhau như tiếng Phần Lan hay các ngôn ngữ Ấn Âu, xử lý vĩ mô là hoạt động cần thiết ngay cả trong tình huống “lý tưởng”, khi diễn giả phát ngôn mà không có kịch bản trước và phiên dịch viên quen thuộc với diễn giả cũng như chủ đề được bàn tới. Những người mới thường chưa làm chủ được chiến lược này và không thể đưa ra một bản dịch đầu ra mạch lạc.”

Trong mọi trường hợp, bạn phải học cách tiết kiệm giọng nói của mình. Bạn có thể sẽ phải nói suốt cả một ngày dài. Bạn cần học cách tiết kiệm công sức để không bị quá mệt mỏi khi chuyển sang ca làm việc buổi chiều, và nếu diễn giả nói hết tốc lực, bạn cũng sẽ thấy ít mệt mỏi hơn nếu bạn giữ giọng ở mức nhẹ nhàng.

(còn tiếp)



Để lại bình luận