0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Vai trò của ghi chú với các kỹ năng phiên dịch đuổi

Nếu bạn là một người phiên dịch ở mảng phiên dịch đuổi, điều đó có nghĩa là bạn đã có trình độ phù hợp ở cả ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích, kiến thức về các chủ đề được phát ngôn, trí nhớ tốt và các kỹ năng ngôn ngữ quan trọng, như nghe, hiểu, nói và ngữ pháp.

Sự nghiệp phiên dịch bao gồm nghĩa vụ theo sát những bài phát biểu dài và phiên dịch nội dung chi tiết càng nhanh càng tốt. Và phiên dịch có nghĩa là truyền đạt lại nội dung thay vì tóm tắt, đồng nghĩa với việc đây là một công việc đầy áp lực. Thông điệp của diễn giả cần tạo được hiệu ứng tương tự với đối tượng mục tiêu mà diễn giả nhắm tới, giống như tác động tới đối tượng nói cùng ngôn ngữ của diễn giả. Giao tiếp là hoạt động xoay quanh mục đích, ngữ cảnh, hình thức, cử chỉ, giọng điệu, các mối quan hệ, v..v…

Đó là lý do tại sao bạn nên biết một số quy tắc ghi chú hữu ích giúp bạn ghi nhớ khi phiên dịch. Ghi chú giúp cải thiện sự tập trung khi phiên dịch: chúng giúp phiên dịch viên tránh bị phân tâm, không cần vận dụng quá nhiều bộ nhớ, không cần ghi nhớ mọi từ được nói ra trong đầu và kích hoạt bộ nhớ của phiên dịch viên bằng các dấu hiệu và tín hiệu gợi lên thông tin trong bài nói.

Các ý chính, các yếu tố thứ cấp và các mối liên kết giữa chúng trở nên rõ ràng và dễ hình dung hơn.

Tuy nhiên, phiên dịch viên cần tập luyện rất nhiều để biết cách ghi chú hợp lý.

Những gì cần ghi chú?

Ý chính, để dễ dàng truy ngược lại cấu trúc của bài nói;
Liên kết giữa các ý, do các mối liên hệ giữa các ý riêng lẻ ảnh hưởng đến ý nghĩa tổng thể của bài nói.
Thì động từ, do chúng có ảnh hưởng quyết định đến ý nghĩa của câu nói.

Cách ghi chú

Chữ viết tắt có thể giúp thông dịch viên hiểu ngay lập tức khi đọc lại ghi chú.
Gợi ý:

Viết những gì nghe được: high-hi; know-no; free – fe
Bỏ qua nguyên âm trung gian: build – bld; legal – lgl; bulletin – bltn
Viết nguyên âm đầu và nguyên âm cuối: office – ofs; easy – ez; follow –
Phiên dịch viên cần có một số kiến thức cơ bản về cách viết tắt tên các tổ chức quốc tế thường gặp, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), Liên minh châu Âu (European Union – EU), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB).

Các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết, âm thanh hoặc những ký hiệu cụ thể đại diện cho từ ngữ ở sự liên hệ, tương đồng hay quy ước.

Khi nào cần ghi chú

Câu trả lời là càng sớm càng tốt mà không cần phải hoàn thành “đơn vị ý nghĩa”. Bạn không được quyền nói lâu hơn diễn giả. Bạn cần phản ứng ngay khi diễn giả ngừng nói.

Đừng quên rằng bạn cần tạo ra hệ thống ký hiệu riêng của mình, bởi mỗi người có cá tính khác nhau, cũng như những cách tiếp thu và lấy lại thông tin từ bộ nhớ khác nhau. Hãy ghi chú ngắn gọn, rõ ràng và chính xác. Quy tắc số 1 khi ghi chú là VIẾT CÀNG ÍT CÀNG TỐT. Hãy nhớ rằng bạn không có đủ thời gian để ghi lại từng câu, vì thế hãy tập trung để ghi lại những ý quan trọng nhất. Một điểm nữa được khuyến khích là bạn nên ghi chú bằng ngôn ngữ đích để giảm thời gian dịch thuật xuống mức thấp nhất.



Để lại bình luận