0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Năm nguyên tắc đào tạo phiên dịch viên (P3)

(Tiếp theo phần 2)

Tôi sẽ đề cập đến một số kỹ thuật được sử dụng trong các lớp học của tôi với mục tiêu phát triển các kỹ năng mà tôi cho là cần thiết cho mọi phiên dịch viên. Tuy nhiên, trước khi chúng ta chuyển sang những kỹ thuật này, cần làm rõ một số định nghĩa, bao gồm trực giác, sự chú ý, sự tập trung, bán cầu não trội và ưu tiên lắng nghe.

Một số nhà tâm lý học người Nga (xem Granovskaya Rada và cộng sự, 1991) coi trực giác là một tương tác đồng thời giữa bán cầu não trái và phải của não bộ. Khi “trực giác” được kích hoạt, một “cây cầu” được thiết lập để đảm bảo trao đổi thông tin giữa hai “phòng lưu trữ” khác nhau, hay hai bán cầu não khác nhau. Mỗi “phòng” có chứa một thông tin cá biệt. “Cầu nối” giữ một vị trí cần thiết để hai bán cầu có thể hoạt động đồng thời. Một cơ chế tương tự khác cũng cần cho phiên dịch là phiên dịch viên phải có khả năng “chuyển đổi” giữa các “phòng lưu trữ ngôn ngữ” mà ở đó tập trung các ngôn ngữ L1, L2, L3. Vị trí chính xác của mỗi phòng này không quan trọng, điều quan trọng là khả năng xây dựng thành công “cầu nối” giữa chúng càng nhanh càng tốt.

Con người có thể được chia thành 3 nhóm với 3 quy mô khác nhau: đa số chúng ta thuận tay phải, một số ít hơn thuận tay trái, và một số còn ít hơn nữa là những người thuận cả hai tay. Tại sao điều này lại liên quan đến phiên dịch? Mỗi bán cầu phản ứng với một số “nhiệm vụ” cụ thể của hoạt động con người: phân tích, tổng hợp, phát biểu, phối hợp, cảm xúc vv Vì vậy, trong điều kiện chung, việc chúng ta thuận tay trái hay tay phải sẽ là căn cứ để chia chúng ta ra thành “nhà phân tích” hay “nhà sáng tạo”; nói cách khác, chúng ta có thể thuộc nhóm “nhà toán học” và “nhà thơ” hoặc “giám đốc điều hành” và “nghệ sĩ”. Với mục đích thực hành đào tạo phiên dịch thuần túy, việc biết chính xác vị trí vùng phát ngôn trong hai bán cầu não của chúng ta không quá quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là khả năng điều khiển cả hai bán cầu phối hợp các chức năng hoạt động của chúng gần như cùng lúc, bằng cách xây dựng một “cầu nối”. Thực tế hoạt động này đóng vai trò quan trọng hơn với phiên dịch song song so với phiên dịch đuổi vì yếu tố thời gian.

Đó là một trong những yếu tố khác cũng quan trọng không kém mà chúng ta có thể quan sát và xác định khi kiểm tra khả năng của các phiên dịch viên tương lai khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp tương lai của họ ở cấp độ não bộ thuần túy mà không cần bất kỳ sự can thiệp ngôn ngữ nào. Vì vậy một số bài kiểm tra KHÔNG dùng lời đã được thiết lập và điều chỉnh cho mục đích này.

Tôi muốn tập trung vào tính chất không dùng lời của các bài kiểm tra này vì nó chứng minh khả năng của một người trong thực hiện một dạng hoạt động não nhất định mà nhìn chung là tương tự như quá trình nhận thức diễn ra trong đầu chúng ta khi dịch thuật (chủ yếu là dịch song song).

(còn tiếp)

 



Để lại bình luận