0934425988 <=
dichsohn@gmail.com

Đạo đức nghề nghiệp trong nghề phiên dịch

Phiên dịch viên, những người làm việc với ngôn ngữ nói, cần suy nghĩ về nhiều yếu tố khi xác định các giá trị trong công việc của họ, bởi họ làm việc rất gần gũi với các khách hàng.

(more…)

Phiên dịch trong những tình huống sống còn: Không có chỗ cho sai sót

Khi bệnh nhân không nói tiếng Anh cần được chăm sóc khẩn cấp, có rất ít thời gian để tìm ai đó phiên dịch cho đội ngũ nhân viên y tế và bệnh nhân – và thậm chí nếu có tìm được một người nói hai thứ tiếng, thì bản dịch cũng khó có độ tin cậy và không có sai sót. Nếu biến chứng y tế xảy ra do những thông tin được cung cấp không chính xác, trách nhiệm thuộc về ai?

(more…)

Phiên dịch viên chuyên nghiệp giúp giảm chi phí và các lỗi khám chữa bệnh

Một bé gái 9 tuổi người Việt bị nhiễm trùng đã được bố mẹ và người anh trai 16 tuổi đưa vào bệnh viện. Cha mẹ cô bé chủ yếu nói tiếng Việt. Bệnh viện không thể tìm được một phiên dịch viên cho họ, và vì thế tất cả dựa vào bé gái và người anh trai làm cầu nối giữa bác sĩ và hai bậc phụ huynh.

Do đó, bác sĩ tại phòng cấp cứu đã chẩn đoán nhầm là cô bé bị viêm dạ dày-ruột và kê một loại thuốc không được khuyên dùng cho bệnh nhi, cũng như không thể nói với cha mẹ cô bé về những tác dụng phụ có thể xảy đến khi dùng thuốc, hay hướng dẫn thủ tục xuất viện cho họ bằng tiếng Việt.

Cuối cùng, bé gái đã bị dị ứng nghiêm trọng với thuốc và qua đời sau đó. Một nhân chứng chuyên môn trong trường hợp sơ suất này đã nói như sau:

“Sự thất bại của bác sĩ và bệnh viện trong việc tìm một phiên dịch viên y tế chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng khiến bệnh nhân tử vong.”

Ngoài việc làm chết người, bác sĩ và bệnh viện trong trường hợp này đã phải trả thêm tiền phạt là 200.000 USD, và công ty bảo hiểm phải trả chi phí pháp lý là 140.000 USD.

Trường hợp đáng buồn này được nêu trong bài viết có tên “Cái giá đắt của rào cản ngôn ngữ trong sơ suất y tế” của trường Y tế công cộng Berkeley thuộc Đại học California. Không may là, đây không phải là trường hợp duy nhất từng xảy ra. Sai sót y khoa do không có dịch vụ biên phiên dịch phù hợp giữa các chuyên gia y tế và bệnh nhân là một vấn đề nghiêm trọng trong ngành y hiện đại.

Thách thức y khoa với cộng đồng bệnh nhân ít thành thạo tiếng Anh

Viện Chính sách Di cư của Hoa Kỳ cho biết, năm 2014, có 21% dân số Mỹ nói một ngôn ngữ khác tiếng Anh ở nhà. 9% dân số Mỹ, tức là khoảng 25,7 triệu người được xếp vào nhóm ít thành thạo tiếng Anh (limited English proficient – LEP).

Thực tế này đặt ra một thách thức cho ngành y tế. Cẩm nang “Sử dụng phiên dịch viên y tế thích hợp” của Hội Bác sĩ Gia đình Mỹ đã ghi nhận về cộng đồng bệnh nhân LEP như sau: “Cộng đồng này có ít khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn, và ẩn chứa nhiều nguy cơ hơn, như biến chứng thuốc hay suy giảm sự hài lòng của bệnh nhân.”

Bài viết “Rào cản ngôn ngữ và sơ suất y tế” của MedLeague.com thì viết: “Những bệnh nhân không nói tiếng Anh ít có khả năng thường xuyên được chăm sóc y tế, chăm sóc dự phòng và có nguy cơ không làm theo đúng các chỉ dẫn dùng thuốc rất cao. Ví dụ, một người mẹ có thể sẽ nghĩ rằng phải đổ loại thuốc kháng sinh được kê cho bệnh nhiễm trùng tai vào tai, trong khi thực tế thuốc đó được dùng qua đường uống.”

Chìa khóa giao tiếp trong các tình huống khẩn cấp

Mục VI của Đạo luật Quyền công dân năm 1964 của Mỹ có nói rằng các cơ sở y tế nhận tài trợ của liên bang cần phải có dịch vụ phiên dịch, được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử với bất cứ bệnh nhân nào.

Ngoài các yêu cầu pháp lý, các cơ sở y tế cũng cần tôn trọng nghĩa vụ đạo đức nhằm cung cấp chăm sóc đầy đủ cho tất cả bệnh nhân. Sự chăm sóc đầy đủ này bao gồm cả việc giao tiếp rõ ràng và dễ hiểu giữa các nhân viên y tế và bệnh nhân.

Thiếu hụt giao tiếp có thể dẫn đến chậm trễ trong chẩn đoán bệnh, chẩn đoán sai, và điều trị sai về mặt chuyên môn. Ngoài ra, những bệnh nhân hiểu nhầm ý giao tiếp có thể sẽ dùng thuốc sai cách, không tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế khi cần thiết, và bị các biến chứng sức khỏe không đáng có.

Có lẽ không có nơi nào trong bệnh viện coi trọng việc giao tiếp chính xác giữa bệnh nhân và bác sĩ như khoa cấp cứu. Bài báo “Dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp trong phòng cấp cứu có thể giảm các lỗi và ngăn chặn các hậu quả nghiêm trọng” có viết: “Những người không nói tiếng Anh có nhiều nguy cơ ít được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và vì thế dễ được đưa vào khoa cấp cứu để cấp cứu và chăm sóc thường xuyên. Ngoài ra, số lượng bệnh nhân qua khoa cấp cứu thường lớn hơn số bệnh nhân được nhập viện, vì thế nhu cầu dịch giả có chất lượng của khoa cấp cứu luôn lớn hơn. Hiểu được bệnh nhân đang dùng những thuốc gì, hay lần cuối cùng họ ăn uống có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc điều trị thành công hay thất bại.”

Các lợi ích chi phí của dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Annals of Emergency Medicine đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ biên phiên dịch trong bối cảnh cấp cứu. Nghiên cứu 57 tương tác tại hai khoa cấp cứu trẻ em ở Massachusetts, các nhà nghiên cứu phát hiện ra 1.884 lỗi biên dịch hoặc phiên dịch, 18% trong số đó được xác nhận là có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với những phiên dịch viên được đào tạo bài bản với ít nhất 100 giờ đào tạo, tỷ lệ này rút xuống còn 2%. Đối với các phiên dịch được đào tạo chuyên nghiệp với ít hơn 100 giờ đào tạo, tỷ lệ lỗi dịch tăng thành 12%.

Tuy nhiên, trong những trường hợp không có phiên dịch viên chuyên nghiệp và nhân viên cấp cứu chỉ dựa vào người nhà bệnh nhân hay các nhân viên nói được hai ngôn ngữ, tỷ lệ lỗi đạt tới 22%.

Hãy cân nhắc một chút các kết quả này. Đánh giá từ kết quả nghiên cứu, một khoa cấp cứu sử dụng dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp có thể loại bỏ từ 10-20% lỗi sơ suất y tế từ việc giao tiếp kém với bệnh nhân.

Ngoài việc cung cấp tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân tốt nhất, các lợi ích chi phí khi giảm thiểu những lỗi này cũng rất đáng kể. Trong khi một số cơ sở y tế vẫn còn đang chần chừ trong việc đưa ra các chính sách tích cực nhằm cung cấp dịch vụ biên phiên dịch phù hợp do lo ngại về chi phí, thực tế là việc không cung cấp những dịch vụ này dường như còn khiến họ tốn kém hơn nếu xét về mặt điều trị cho bệnh nhân và các vấn đề sơ suất trong điều trị.

Ví dụ, tại Đại học California, Trường Y tế công cộng Berkeley đã xem xét 35 trường hợp các cơ sở y tế không cung cấp hỗ trợ ngôn ngữ phù hợp. Tổng số thiệt hại và chi phí pháp lý các cơ sở này phải trả lên đến 5.082.800 USD./.

Lời khuyên cho các phiên dịch viên mới vào nghề (phần cuối)

Trong phần cuối của loạt bài, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số phương pháp hỗ trợ công việc thường được các phiên dịch viên áp dụng.

(more…)

Lời khuyên cho các phiên dịch viên mới vào nghề (P3)

Trong phần 3 này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các tình huống có thể xảy ra trong khi phiên dịch và cách xử lý chúng

(more…)